Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2025, phấn đấu tổng tỷ suất sinh trên địa bàn tỉnh ở mức 2,1 con và duy trì bền vững

18:25, 26/10/2020

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 2555/QĐ-UBND, ngày 23-10-2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu của Kế hoạch đề ra là duy trì mức giảm sinh hằng năm và đạt mức sinh thay thế bền vững, tiến tới ổn định quy mô dân số, phân bố phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng đầy đủ kịp thời dịch vụ chăm sóc sức khỏe/kế hoạch hóa gia đình, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản các vùng trọng điểm.

Theo đó, các chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 gồm: tổng tỷ suất sinh (số con bình quân của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) đạt 2,1 con và duy trì bền vững; quy mô dân số không quá 2 triệu người; tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại mới mỗi năm 1%, phấn đấu đạt tỷ lệ sử dụng 75% và duy trì tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai.

Cán bộ dân số xã Ea Rốk (huyện Ea Súp) hướng dẫn người dân trên địa bàn sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.
Cán bộ dân số xã Ea Rốk (huyện Ea Súp) hướng dẫn người dân trên địa bàn sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. (Ảnh minh họa)

Để hiện thực hóa các chỉ tiêu nói trên, Kế hoạch đề ra các giải pháp thực hiện, đó là tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ; mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình. Kinh phí thực hiện Kế hoạch trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 11 tỷ đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ.

Được biết, tỉnh Đắk Lắk hiện có mức sinh cao so với mặt bằng chung của cả nước. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ năm 2015 là 2,22 con, năm 2017 là 2,19 con, năm 2019 là 2,37 con, biến động tăng giảm khó kiểm soát, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức 1,1%.

Kim Oanh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.