Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

18:06, 08/10/2020

Sở Y tế vừa có văn bản về việc phối hợp chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, để chủ động kịp thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Sở  Y tế đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học trên địa bàn chủ  động xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh ngay từ đầu năm học; nhất là công tác phòng chống dịch bệnh, công  tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh TCM tại các trường học, đặc biệt tại nhà trẻ, trường mẫu giáo.

Một trường hợp mắc TCM điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Một trường hợp mắc TCM điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Đồng thời, tổ chức phổ biến các kỹ năng cho cô giáo, người chăm sóc trẻ về các biện pháp phòng chống dịch, hướng dẫn thực hành cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay đúng cách bằng bước sạch và xà phòng. Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh cá nhân tại trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và được đặt ở vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Giám sát tình hình sức khỏe học sinh tại trường học, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để khám, điều trị trường hợp bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời…

Theo thống kê của ngành Y tế, từ đầu năm 2020 đến ngày 8-10, toàn tỉnh ghi nhận 828 trường hợp mắc bệnh, trong đó  TP. Buôn Ma  Thuột và các huyện Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo là các địa phương có số mắc cao.

Kim Hoàng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.