Multimedia Đọc Báo in

Thêm loại thuốc điều trị bệnh vảy nến được đưa vào danh mục bảo hiểm y tế

19:32, 07/11/2020

Ngày 6-11, Trung tâm Da Liễu tỉnh phối hợp với công ty Novartis Pharma Việt Nam đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về bệnh vảy nến với chủ đề “Bệnh vảy nến: Kiểm soát sớm những tổn thương không chỉ ở làn da”.

Tham gia buổi sinh hoạt có hơn 40 bệnh nhân mắc bệnh vảy nên trên địa bàn tỉnh và gần 20 sinh viên khoa Y dược, Trường Đại học Tây Nguyên.

Tại buổi sinh hoạt, các bệnh nhân đã được đã giới thiệu nhiều thông tin bổ ích trong quản lý điều trị bệnh cũng như phương pháp mới trong điều trị vảy nến hiện nay. Đồng thời trao đổi trực tiếp với các bác sĩ da liễu về các thông tin liên quan đến bệnh vảy nến, qua đó giúp nâng cao kiến thức cho người bệnh và người nhà bệnh nhân, tăng cường hiệu quả điều trị, kiểm soát sớm bệnh lý đi kèm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh…

Bác sĩ Chuyên khoa II Hoàng Nguyên Duy, Giám đốc Trung tâm Da liễu trao đồi trực tiếp  với các bệnh nhân bị vảy nến
Bác sĩ Chuyên khoa II Hoàng Nguyên Duy, Giám đốc Trung tâm Da liễu trao đổi các kiến thức về bệnh vảy nến với người bệnh.  

Đặc biệt, buổi sinh hoạt tạo nên sự gần gũi thân thiện với người bệnh, nhắc nhở cộng đồng không nên kỳ thị với người mắc bệnh vảy nến và mong muốn ngành y quan tâm hơn nữa, nghiên cứu để tìm ra phương pháp hữu hiệu giúp cho việc kiểm soát căn bệnh này một cách tốt nhất.

Theo bác sĩ Hoàng Nguyên Duy, Giám đốc Trung tâm Da liễu tỉnh, điểm mới đối với điều trị người bệnh vảy nến trong năm nay là loại thuốc ức chế sinh học giúp người bị vảy nến kiểm soát 90 - 95% tổn thương da và viêm khớp do vảy nến gây ra đã được đưa vào danh mục bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện. Điều này sẽ giúp cho các bệnh nhân giảm được chi phí trong quá trình điều trị.

Kim Lê

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.