Ngành Kiểm sát Dak Lak luôn phấn đấu để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”
15:17, 23/07/2010
Ông TRẦN ĐÌNH SƠN, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh trả lời phỏng vấn Báo Dak Lak .
- Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập, ông có thể cho bạn đọc Báo Dak Lak biết vài nét sơ lược về quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát trên địa bàn tỉnh trong 35 năm qua?
* Tháng 9-1975, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước một thời gian ngắn, Ban Thống nhất Trung ương và VKSND Tối cao đã điều động 3 đồng chí từ ngoài Bắc vào Dak Lak làm công tác chuẩn bị. Đây có thể xem là thời điểm sơ khai của ngành KSND trên địa bàn Dak Lak. Đến ngày 23-4-1976, Bộ Tư pháp thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định số 09-BTP/NĐ về việc thành lập các VKSND ở các tỉnh phía Nam thì VKSND tỉnh Dak Lak cũng được thành lập.
Ngay sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, toàn ngành KSND Dak Lak đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trấn áp các đối tượng phản cách mạng, gián điệp do Mỹ, ngụy cài cắm lại; các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng; trừng trị bọn lưu manh côn đồ, giết người cướp tài sản, gây rối trật tự, an ninh... Mặt khác, ngành đã hướng công tác kiểm sát vào phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra như đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cải tiến phân phối lưu thông, bảo vệ tài sản và chế độ quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần bảo vệ các quyền dân chủ của nhân dân.
Trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến 2001, ngành Kiểm sát đã tập trung triển khai thực hiện cùng lúc 2 chức năng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và thực hành quyền công tố. Công tác kiểm sát cũng tập trung mạnh cho kiểm sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc có tính pháp quy của chính quyền địa phương và các ngành. Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát cũng đã phối hợp liên ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án và Tư pháp bảo đảm việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm và thi hành án trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Theo Luật tổ chức VKSND năm 2002, ngành Kiểm sát tập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành đổi mới toàn diện cả về tổ chức bộ máy và hoạt động. Qua đó cùng với các cấp các ngành đã góp phần tích cực vào việc bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, bảo đảm quyền dân chủ của công dân, bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát ở Dak Lak trong thời gian qua đã đạt được những kết quả gì, ông có thể nêu một vài con số cụ thể?
* Trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chúng tôi luôn chủ động chủ trì và làm tốt công tác phối hợp liên ngành. Chỉ tính trong 5 năm qua (2005-2009), hai cấp kiểm sát trong tỉnh đã yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 78 vụ/81 bị can, không phê chuẩn 2 quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra; quyết định hủy bỏ 13 quyết định khởi tố vụ án, 34 quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra... Bên cạnh đó, chúng tôi còn đốc thúc, thúc đẩy cơ quan điều tra để hằng năm đều hoàn thành điều tra trên 80% vụ án hình sự. Tỷ lệ số vụ án được VKSND xử lý trong các năm 2005 đạt 97,42%, năm 2006 đạt 95%, năm 2007 đạt 95,5%, 2008 đạt 93,5% và năm 2009 đạt 97,3%. Tỷ lệ các vụ án hình sự được VKSND hai cấp hoàn thành kiểm sát xét xử hằng năm đều đạt rất cao (trung bình gần 90%). Ngoài ra, hai cấp kiểm sát trong tỉnh cũng đã ra quyết định kháng nghị 152 bản án hình sự sơ thẩm, 85 bản án và quyết định về dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại; tiến hành hàng trăm cuộc kiểm sát đối với các nơi giam, giữ, cải tạo; 219 cuộc kiểm sát đối với các cơ quan thi hành án và UBND cấp xã về thi hành án; 43 cuộc kiểm sát đối với các cơ quan tư pháp về giải quyết đơn thư khiếu tố trong hoạt động tư pháp...
Thông qua công tác kiểm sát, chúng tôi đã ban hành nhiều bản kiến nghị đến các cơ quan được kiểm sát, đồng thời kiến nghị đến UBND tỉnh, các sở ngành và địa phương nhiều kiến nghị về phòng ngừa vi phạm pháp luật...
- Ông đánh giá thế nào về năng lực chuyên môn của cán bộ trong ngành Kiểm sát trên địa bàn tỉnh hiện nay?
* Hiện tại, đội ngũ cán bộ của ngành trên địa bàn tỉnh đã có trên 200 người, trong đó có 1 thạc sỹ, 153 cử nhân và số công chức còn lại đều đã được đào tạo nghiệp vụ theo công việc được giao. Phần lớn số cán bộ chủ chốt đều có bằng cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị. Đội ngũ kiểm sát viên hiện đang có đến 126 người, chiếm 63% số cán bộ công chức. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kiểm sát luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp; luôn phấn đấu để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ về đức tính của người cán bộ kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Mặc dù hiện tại chúng tôi còn thiếu trên 10 biên chế, tuy nhiên với nỗ lực của mỗi cá nhân cũng như quyết tâm của toàn ngành, chúng tôi bảo đảm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Tuy nhiên, công bằng mà nói thì so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách tư pháp thì hoạt động của ngành Kiểm sát chúng tôi vẫn còn một số hạn chế cần phải sớm khắc phục. Cụ thể đó là trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, một số VKS quản lý thông tin tội phạm chưa tốt, thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp chưa chặt chẽ nên còn bỏ lọt tội phạm. Trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn xảy ra trường hợp khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố sai. Công tác quản lý, rèn luyện cán bộ có nơi, có lúc chưa tốt dẫn đến một số cán bộ mắc sai phạm phải kiểm điểm xử lý...
-Trong những năm qua, diễn biến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh ta tiềm ẩn nhiều phức tạp, án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng. Từ thực tiễn công tác trong ngành Kiểm sát, theo ông thì cần có những giải pháp và kiến nghị gì trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm?
* Theo quan điểm của tôi thì trước hết phải thực hiện phương châm “phòng là chính”; côâng tác phòng ngừa tội phạm phải được đặt lên hàng đầu. Mà để phòng ngừa thì trước hết phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân; hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật hành chính, kinh tế, dân sự... Phòng ngừa cũng đồng nghĩa với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm triệt tiêu nguồn gốc phát sinh tội phạm. Ngoài ra, cần phải tăng cường và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, người dân vùng sâu vùng xa... Người dân càng hiểu biết pháp luật thì sẽ nâng cao được ý thức cảnh giác, đồng thời họ sẽ tự ý thức và điều chỉnh được mọi hành vi của mình trong cuộc sống.
Một trong những biện pháp nữa mà tôi cho rằng rất có hiệu quả, đó là cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như hoạt động của cán bộ làm công tác tư pháp. Bên cạnh đó, HĐND các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, đối với các cơ quan tư pháp nói riêng để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Một điều tôi cho rằng hết sức quan trọng nữa là công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Cụ thể ở đây chính là sự phối hợp giữa Công an, VKS, Tòa án. Công tác phối hợp tốt, chặt chẽ thì sẽ hạn chế thấp nhất sai sót, không để lọt người, lọt tội, không để xảy ra oan sai... Có như vậy thì người dân mới tin tưởng vào luật pháp và sẽ tuân thủ pháp luật.
- Xin cảm ơn ông!
- Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập, ông có thể cho bạn đọc Báo Dak Lak biết vài nét sơ lược về quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát trên địa bàn tỉnh trong 35 năm qua?
* Tháng 9-1975, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước một thời gian ngắn, Ban Thống nhất Trung ương và VKSND Tối cao đã điều động 3 đồng chí từ ngoài Bắc vào Dak Lak làm công tác chuẩn bị. Đây có thể xem là thời điểm sơ khai của ngành KSND trên địa bàn Dak Lak. Đến ngày 23-4-1976, Bộ Tư pháp thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định số 09-BTP/NĐ về việc thành lập các VKSND ở các tỉnh phía Nam thì VKSND tỉnh Dak Lak cũng được thành lập.
Ngay sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, toàn ngành KSND Dak Lak đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trấn áp các đối tượng phản cách mạng, gián điệp do Mỹ, ngụy cài cắm lại; các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng; trừng trị bọn lưu manh côn đồ, giết người cướp tài sản, gây rối trật tự, an ninh... Mặt khác, ngành đã hướng công tác kiểm sát vào phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra như đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cải tiến phân phối lưu thông, bảo vệ tài sản và chế độ quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần bảo vệ các quyền dân chủ của nhân dân.
Trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến 2001, ngành Kiểm sát đã tập trung triển khai thực hiện cùng lúc 2 chức năng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và thực hành quyền công tố. Công tác kiểm sát cũng tập trung mạnh cho kiểm sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc có tính pháp quy của chính quyền địa phương và các ngành. Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát cũng đã phối hợp liên ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án và Tư pháp bảo đảm việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm và thi hành án trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Theo Luật tổ chức VKSND năm 2002, ngành Kiểm sát tập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành đổi mới toàn diện cả về tổ chức bộ máy và hoạt động. Qua đó cùng với các cấp các ngành đã góp phần tích cực vào việc bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, bảo đảm quyền dân chủ của công dân, bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát ở Dak Lak trong thời gian qua đã đạt được những kết quả gì, ông có thể nêu một vài con số cụ thể?
* Trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chúng tôi luôn chủ động chủ trì và làm tốt công tác phối hợp liên ngành. Chỉ tính trong 5 năm qua (2005-2009), hai cấp kiểm sát trong tỉnh đã yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 78 vụ/81 bị can, không phê chuẩn 2 quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra; quyết định hủy bỏ 13 quyết định khởi tố vụ án, 34 quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra... Bên cạnh đó, chúng tôi còn đốc thúc, thúc đẩy cơ quan điều tra để hằng năm đều hoàn thành điều tra trên 80% vụ án hình sự. Tỷ lệ số vụ án được VKSND xử lý trong các năm 2005 đạt 97,42%, năm 2006 đạt 95%, năm 2007 đạt 95,5%, 2008 đạt 93,5% và năm 2009 đạt 97,3%. Tỷ lệ các vụ án hình sự được VKSND hai cấp hoàn thành kiểm sát xét xử hằng năm đều đạt rất cao (trung bình gần 90%). Ngoài ra, hai cấp kiểm sát trong tỉnh cũng đã ra quyết định kháng nghị 152 bản án hình sự sơ thẩm, 85 bản án và quyết định về dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại; tiến hành hàng trăm cuộc kiểm sát đối với các nơi giam, giữ, cải tạo; 219 cuộc kiểm sát đối với các cơ quan thi hành án và UBND cấp xã về thi hành án; 43 cuộc kiểm sát đối với các cơ quan tư pháp về giải quyết đơn thư khiếu tố trong hoạt động tư pháp...
Thông qua công tác kiểm sát, chúng tôi đã ban hành nhiều bản kiến nghị đến các cơ quan được kiểm sát, đồng thời kiến nghị đến UBND tỉnh, các sở ngành và địa phương nhiều kiến nghị về phòng ngừa vi phạm pháp luật...
- Ông đánh giá thế nào về năng lực chuyên môn của cán bộ trong ngành Kiểm sát trên địa bàn tỉnh hiện nay?
* Hiện tại, đội ngũ cán bộ của ngành trên địa bàn tỉnh đã có trên 200 người, trong đó có 1 thạc sỹ, 153 cử nhân và số công chức còn lại đều đã được đào tạo nghiệp vụ theo công việc được giao. Phần lớn số cán bộ chủ chốt đều có bằng cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị. Đội ngũ kiểm sát viên hiện đang có đến 126 người, chiếm 63% số cán bộ công chức. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kiểm sát luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp; luôn phấn đấu để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ về đức tính của người cán bộ kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Mặc dù hiện tại chúng tôi còn thiếu trên 10 biên chế, tuy nhiên với nỗ lực của mỗi cá nhân cũng như quyết tâm của toàn ngành, chúng tôi bảo đảm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Tuy nhiên, công bằng mà nói thì so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách tư pháp thì hoạt động của ngành Kiểm sát chúng tôi vẫn còn một số hạn chế cần phải sớm khắc phục. Cụ thể đó là trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, một số VKS quản lý thông tin tội phạm chưa tốt, thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp chưa chặt chẽ nên còn bỏ lọt tội phạm. Trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn xảy ra trường hợp khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố sai. Công tác quản lý, rèn luyện cán bộ có nơi, có lúc chưa tốt dẫn đến một số cán bộ mắc sai phạm phải kiểm điểm xử lý...
-Trong những năm qua, diễn biến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh ta tiềm ẩn nhiều phức tạp, án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng. Từ thực tiễn công tác trong ngành Kiểm sát, theo ông thì cần có những giải pháp và kiến nghị gì trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm?
* Theo quan điểm của tôi thì trước hết phải thực hiện phương châm “phòng là chính”; côâng tác phòng ngừa tội phạm phải được đặt lên hàng đầu. Mà để phòng ngừa thì trước hết phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân; hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật hành chính, kinh tế, dân sự... Phòng ngừa cũng đồng nghĩa với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm triệt tiêu nguồn gốc phát sinh tội phạm. Ngoài ra, cần phải tăng cường và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, người dân vùng sâu vùng xa... Người dân càng hiểu biết pháp luật thì sẽ nâng cao được ý thức cảnh giác, đồng thời họ sẽ tự ý thức và điều chỉnh được mọi hành vi của mình trong cuộc sống.
Một trong những biện pháp nữa mà tôi cho rằng rất có hiệu quả, đó là cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như hoạt động của cán bộ làm công tác tư pháp. Bên cạnh đó, HĐND các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, đối với các cơ quan tư pháp nói riêng để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Một điều tôi cho rằng hết sức quan trọng nữa là công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Cụ thể ở đây chính là sự phối hợp giữa Công an, VKS, Tòa án. Công tác phối hợp tốt, chặt chẽ thì sẽ hạn chế thấp nhất sai sót, không để lọt người, lọt tội, không để xảy ra oan sai... Có như vậy thì người dân mới tin tưởng vào luật pháp và sẽ tuân thủ pháp luật.
- Xin cảm ơn ông!
Việt Cường
(thực hiện)
Ý kiến bạn đọc