Chọn lựa và gửi gắm niềm tin
Tích cực tham gia bầu cử để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân, cử tri còn gửi gắm tâm tư tình cảm, niềm tin và cả sự kỳ vọng vào mỗi đại biểu. Lựa chọn được những đại biểu ưu tú đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình luôn là mong muốn lớn nhất của mỗi cử tri.
Thạc sĩ Lê Bê - Giảng viên chính Khoa xã hội-nhân văn (Trường Cao đẳng Sư phạm Dak Lak): Người đại biểu của dân còn phải có khả năng định hướng ý chí và nguyện vọng cho cử tri
Hơn thế, người đại diện cho cử tri, ngoài việc hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của họ, còn phải có khả năng định hướng cho cử tri. Bởi trên thực tế, những ý kiến của cử tri phản ánh, đề đạt không phải cái gì cũng đúng và trúng, vì thế phải chọn lọc, nghiên cứu thấu đáo các thông tin từ cuộc sống vốn phong phú, đa chiều của họ để phản ánh trên diễn đàn mà mình đại diện. Nếu không có khả năng đó, người đại biểu của dân sẽ hạn chế ít nhiều đến việc góp phần xây dựng và hoàn thiện các quyết sách của Đảng và Nhà nước đề ra trên mọi lĩnh vực của đời sống. Qua các nhiệm kỳ, tôi thấy người đại biểu của dân, bất kỳ ở cấp nào đã có nhiều đóng góp đáng kể nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Tôi hy vọng trong nhiệm kỳ này, mục tiêu cao đẹp ấy sẽ tiếp tục được phát huy dựa trên ý chí chính trị quyết tâm hơn và thực sự dân chủ.
Binh nhất Ngân Văn Lương -Trung đội vệ binh, Kiểm soát Quân sự (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh): Là người đại biểu của dân, nói phải đi đôi với hành động
Bà H’Nhẽ Byă, buôn Tiêu, xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin): Cần quan tâm hơn nữa đến phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số
Phụ nữ là người trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất, nhưng ít có cơ hội nắm bắt, tiếp thu khoa học kỹ thuật. Trong khi đó, trình độ học vấn của họ nói chung là thấp, công việc nội trợ gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy con cái làm hạn chế năng lực của họ nhất là đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ người dân tộc thiểu số (DTTS)… Chính vì vậy, tôi mong muốn các ứng cử viên đại biểu QH, HĐND các cấp lần này quan tâm hơn nữa đến đối tượng trên. Cụ thể, cần mở nhiều buổi trợ giúp pháp lý miễn phí tại địa bàn làng buôn để chị em nắm bắt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền sâu rộng về kế hoạch hóa gia đình để hạn chế đẻ dày, đẻ nhiều ở các buôn đồng bào, trong khi công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ còn nhiều hạn chế dẫn đến những hậu quả khôn lường về tính mạng cho mẹ và bé sau khi sinh…
Một vấn đề cực kỳ bức thiết đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ DTTS là công tác đào tạo nghề và việc làm. Hầu hết họ đều làm việc theo mùa vụ, có khoảng thời gian nhàn rỗi; do vậy, cần tạo cho họ một nghề “tay trái” để tăng thêm thu nhập. Thực tế, các cấp, ngành đã mở một số lớp dạy nghề truyền thống cho phụ nữ như mây tre đan, dệt thổ cẩm…, nhưng họ chưa sống được bằng nghề, cuộc sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn và bấp bênh. Do vậy, cần phải có chế độ bao tiêu sản phẩm mà họ làm ra.
Bà H’ Wiên Niê - Nhân viên phòng Bảo trợ Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội): Kỳ vọng đại biểu Quốc hội sẽ quan tâm nhiều hơn đến phát triển cán bộ nghề công tác xã hội người dân tộc thiểu số
Là cử tri người dân tộc thiểu số đang làm công tác xã hội, tôi mong muốn những đại biểu Quốc hội được bầu lần này sẽ quan tâm nhiều hơn đến chính sách bảo trợ xã hội, đặc biệt là việc phát triển, đào tạo cán bộ nghề Công tác xã hội người dân tộc thiểu số. Đây là một nghề mới được công nhận ở nước ta và có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cũng như an sinh ở cơ sở. Vì vậy, để thực hiện tốt nghề này, ở những địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số thì cần phải có một đội ngũ cán bộ làm nghề là người dân tộc thiểu số, thông hiểu mọi phong tục, tập quán, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và hoàn cảnh từng gia đình… Đây là vấn đề mới, nhưng tôi hy vọng rằng những đại biểu trúng cử Quốc hội kỳ này sẽ lưu tâm đề đạt lên Quốc hội để có chủ trương phù hợp…
Ông Lý Văn Thượng, thôn 5, xã Cư Kbang (huyện Ea Súp): Cần có những giải pháp ngăn chặn vấn nạn phá rừng
Hiện nay, tình trạng chặt phá rừng trái phép trên địa bàn huyện Ea Súp đang là vấn nạn nhức nhối. Lâm tặc ngang nhiên hoành hành, ngày đêm vào rừng chặt phá và vận chuyển gỗ lậu ra ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh phía Bắc vào phá rừng làm nương, rẫy, định cư trong rừng sâu nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trong khi đó đội ngũ cán bộ kiểm lâm cũng như chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm hoặc xử lý các vi phạm quá nhẹ tay nên chưa đủ sức răn đe… Từ những thực tế ấy, đông đảo cử tri trên địa bàn rất mong các đại biểu trúng cử kỳ này, dù ở cương vị nào cũng cần phải làm tốt trách nhiệm của mình, góp thêm ý kiến để xây dựng giải pháp ngăn chặn nạn phá rừng hiệu quả; gắn trách nhiệm và quyền lợi bảo vệ rừng với người dân tại chỗ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để sớm trả lại màu xanh cho rừng, góp phần ổn định an ninh quốc phòng và tình hình biên giới.
Bà H’Xuân Hmôk, buôn K’nia xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn): Tôi đặt trọn niềm tin vào mỗi lá phiếu cầm trên tay
Đoàn viên H’Lú Niê - Phó Bí thư Đoàn xã Ea Trang, huyện M’Drak: Tiếp tục coi trọng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Ông Lê Viết Nổi - Đảng viên 55 năm tuổi Đảng (xã Ea Phê, huyện Krông Pak): Đại biểu dân cử
là cầu nối ý Đảng - lòng dân
Đại biểu Quốc hội, HĐND là những người thay mặt nhân dân để đưa tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, Quốc hội. Ngoài lòng “tận tâm với nước” thì họ cũng phải là người “tận hiếu với dân”, luôn chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội, yêu cầu về tài - đức của đại biểu cũng phải có những đổi mới, được vận dụng khéo léo, linh hoạt mới mang lại hiệu quả trong công việc. Cuộc sống thì muôn hình vạn trạng, khó lòng đáp ứng đầy đủ mọi ý nguyện, cho dù rất chính đáng của nhân dân. Cử tri biết điều ấy và hoàn toàn có thể thông cảm với Đảng, Nhà nước, với những người do chính mình bầu ra. Cái mà cử tri cần, mong đợi ở mỗi phiếu bầu là tình cảm, ý thức trách nhiệm của mỗi người đại biểu của dân. Điều quan trọng là họ phải biết nắm bắt thông tin hai chiều. Có nắm bắt, thông hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mới đưa chính sách, chủ trương ấy vào cuộc sống một cách hiệu quả, nói cho dân hiểu và làm cho dân theo. Có biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, mới phản ánh đầy đủ những tâm tư ấy lên diễn đàn để cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Như vậy, đại biểu không chỉ thông tin đến các cơ quan chức năng tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của cử tri mà còn phải không ngừng học hỏi nâng cao tri thức, tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân để có thể tham mưu, đưa ra các giải pháp, kiến nghị đến các cơ quan chức năng. Làm được điều này, đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp chính là cầu nối để thực hiện hợp với ý Đảng, lòng dân.
Bà Võ Thị Xuân Lan - Giám đốc Công ty Vạn Phát (TP. Buôn Ma Thuột): Kỳ vọng vào đại biểu là doanh nhân
Nhóm PV thực hiện
Ý kiến bạn đọc