Nâng cao trách nhiệm xã hội trong công tác phòng, chống ma túy
Nhân ngày “Toàn dân phòng chống ma túy” 26-6 và “Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2011”, phóng viên Báo Dak Lak đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh một số vấn đề chung quanh công tác này.
*Ông có thể cho biết thực trạng và công tác phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua?
*Chương trình hành động trong tháng cao điểm phòng chống ma túy và kế hoạch sắp tới sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Tháng hành động phòng, chống ma túy được tổ chức trong tháng 6-2011 trên phạm vi toàn tỉnh nhằm tuyên truyền rộng rãi và tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân cũng như trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống ma túy. Đây sẽ là đợt cao điểm tập trung ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy, trấn áp, đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, triệt xóa các điểm phức tạp về ma túy trong tỉnh góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng hành động là tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy với các nội dung thiết thực, hình thức đa dạng và hiệu quả. Các nội dung tuyên truyền sẽ được lồng ghép với các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa xã hội của các sở, ngành và phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn, khu phố, thôn bản không có tệ nạn ma túy. Đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trên từng địa bàn. Công tác tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các đối tượng có nguy cơ cao và các địa bàn trọng điểm. Các phương tiện thông tin truyền thông trong tỉnh sẽ tăng thời lượng tin, bài, phóng sự phản ánh hoạt động phòng, chống ma túy. Đồng thời tỉnh sẽ tổ chức mít tinh lễ ra quân biểu dương lực lượng…
Trong thời gian tới, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh sẽ triển khai thực hiện “Kế hoạch công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện trên địa bàn giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 729 ngày 28-3-2011 của UBND tỉnh phê duyệt và đang trình UBND tỉnh Đề án “Hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và giải quyết các vấn đề sau cai giai đoạn 2010-2015”. Trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu như: Đến năm 2015, 100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý với các hình thức phù hợp, trong đó có ít nhất 50% người nghiện được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; 100% người đã hoàn thành cai nghiện tại các trung tâm được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức phù hợp; 100% số người cai nghiện có nhu cầu được tư vấn nghề và đào tạo nghề; 50% số người sau cai nghiện được tạo việc làm; 100% cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai được tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực…Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề lớn này đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn xã hội: Đối với các lực lượng chuyên trách như công an, bộ đội biên phòng, hải quan… sẽ phải tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp liên ngành, kiểm soát nắm chắc tình hình và đấu tranh quyết liệt, với tội phạm ma túy; triệt phá các đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và các điểm, tụ điểm bán lẻ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn... một cách hiệu quả. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương tổ chức phong trào toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống ma túy gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Gia đình không có tệ nạn ma túy và tệ nạn xã hội” và “Xã, phường, cơ quan, đơn vị, trường học không có tệ nạn ma túy”; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Năm thanh niên”, đề cao lối sống lành mạnh không sử dụng ma túy và tạo điều kiện cho thanh niên, học sinh, sinh viên cùng tham gia phòng, chống ma túy tại các địa bàn dân cư...
- Cảm ơn ông!
Ý kiến bạn đọc