Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

18:16, 23/02/2016

Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 04-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20-10-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

1
Cán bộ, chiến sĩ Ban chỉ huy quân sự huyện Ea Súp thăm hỏi tình hình đời sống bà con buôn B2 (thị trấn Ea Súp)

Theo đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong các cơ quan quản lý nhà nước, rà soát, ban hành văn bản cụ thể hóa nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp chặt chẽ công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số với công tác đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên giới, đấu tranh chống âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch...

21
Đội công tác phát động quần chúng tỉnh tổ chức vui Tết Trung thu cho trẻ em buôn M'Bhao (xã Cư M'ta, huyện M'Đrắk)

Tỉnh ủy đề nghị các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Kế hoạch này đến các chi bộ đảng, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và trong nhân dân; rà soát, bổ sung, lồng ghép, cân đối các nguồn lực để ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; nghiên cứu, rà soát, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...

 Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.