Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk thiệt hại gần 700 tỷ đồng do lũ lụt gây ra

22:57, 03/12/2016

UBND tỉnh vừa có công bố chính thức mức độ thiệt hại về người và tài sản do đợt lũ lụt xảy ra từ ngày 2 đến ngày 5-11-2016, gồm có: thiệt hại về nhà cửa, tài sản trong nhà 2,130 tỷ đồng; thiệt hại về sản xuất nông nghiệp 497,212 tỷ đồng; thiệt hại về công trình thủy lợi trên 100 tỷ đồng; thiệt hại về công trình giao thông gần 95 tỷ đồng; thiệt hại khác 182 triệu đồng. Tổng mức thiệt hại ước tính 696,159 tỷ đồng.

d
Mưa lũ làm hư hỏng một số cây cầu ở huyện Ea Kar, gây khó khăn cho việc giao thương đi lại của người dân . (Ảnh minh họa)

Cụ thể, có 1 người chết tại xã Cư Yang, huyện Ea Kar do bị lật thuyền khi đi đánh cá; 1.704 ngôi nhà bị ngập, 2 nhà bị sập do sạt lở đất tại huyện Lắk; có 12.352 ha cây trồng các loại bị ngập, trong đó có 4.139 ha mất trắng, 430 ha ao nuôi cá bị ngập, 57.600 m3 lồng bè cá bị cuốn trôi; 71 con gia súc và gần 30.000 con gia cầm bị trôi, chết. Ngoài ra lũ còn cuốn trôi nhiều dụng cụ, vật tư, phương tiện sản xuất, đồ dùng trong nhà của người dân. Mưa lũ còn làm gần 32,3 km kênh mương, 147 cống trên kênh, 20 trạm bơm và 16 công trình đầu mối nhỏ bị hư hỏng, sạt lở; 12 m đường Quốc lộ, 49,1 km đường tỉnh, huyện, xã và giao thông nông thôn, 67 cống giao thông bị hư hỏng; 1 cầu lớn kiên cố bị sập (cầu Cư Păm, huyện Krông Bông), 12 cầu bán kiên cố bị hư hỏng nặng và một số cầu tạm nhỏ bị cuốn trôi…

UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo ngành chức năng, địa phương phối hợp với các đoàn thể, lực lượng vũ trang… đồng hành cùng nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Hiện nay, các ngành chức năng, địa phương cũng đang có văn bản tham mưu, đề xuất lên UBND tỉnh để thống nhất các giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.