Multimedia Đọc Báo in

Xúc tiến việc chuẩn bị lập hồ sơ Đờn ca tài tử trình UNESCO

17:10, 28/05/2010
Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa đề nghị các địa phương chủ động, nhanh chóng có kế hoạch điều tra, nghiên cứu kiểm kê về di sản Đờn ca tài tử để lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại giai đoạn 2010-2011.
Các địa phương trên gồm: thành phố TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ; UBND các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật truyền thống của người dân Nam bộ, đặc biệt là người dân sông nước Cửu Long. Xuất hiện từ hơn 100 năm trước, diễn tấu Đờn ca tài tử gồm 4 loại nhạc cụ là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và độc huyền cầm (gọi là tứ tuyệt). Sau giai đoạn phát triển cực thịnh vào nửa đầu thế kỷ trước, nghệ thuật Đờn ca tài từ ngày càng bị mài mòn theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc lập hồ sơ trình lên UNESCO công nhận Đờn ca tài tử là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại là hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ loại hình nghệ thuật dân tộc này ở tầm quốc tế, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng để giữ gìn và phát huy giá trị di sản.
Ảnh: chinhphu.vn
Ảnh: chinhphu.vn
Như vậy, tính cho tới thời điểm này, nước ta đã có 4 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới gồm Nhã nhạc - Nhạc cung đình triều Nguyễn, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù. Hồ sơ Hội Gióng và hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ đang được UNESCO nghiên cứu thẩm định để vinh danh trong năm 2010 và năm 2011.  

Đ.T (Tổng hợp)





Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.