Multimedia Đọc Báo in

Tiếp nhận hơn 600 hiện vật dân tộc học ở hồ thủy điện Sơn La

10:57, 26/06/2010

Bảo tàng tỉnh Điện Biên vừa tiếp nhận hơn 600 hiện vật dân tộc học được sưu tầm từ các vùng đất sẽ bị ngập nước trên địa bàn khi xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.

Đập chính thủy điện Sơn La

Công tác sưu tầm này được Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La đánh giá là hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở vùng đất này. Các hiện vật sưu tầm được chủ yếu là các công cụ làm nghề thủ công, sản phẩm nghề thủ công, đồ dùng sinh hoạt, trang phục, trang sức, nhạc cụ, văn học nghệ thuật, phong tục tập quán của các dân tộc Thái, Mông, Dao ở huyện Tủa Chùa và thị xã Mường Lay. Trong các hiện vật sưu tầm được, đáng chú ý nhất có 66 bản sách quý của người Thái cổ và Dao cổ. Những cuốn sách này có nội dung phong phú như kể lại sự tích bản mường, dạy cách chữa bệnh, sách tôn giáo, tâm linh, sách ngụ ngôn của các dân tộc... Công tác sưu tầm hiện vật dân tộc học thuộc Dự án bảo vệ cấp thiết và phát huy giá trị văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Sơn La triển khai tại ba tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu. Đến thời điểm này mới chỉ có Điện Biên hoàn thành kế hoạch do dự án đề ra.


Theo Vietnam+


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.