Tranh ghép gỗ
03:50, 22/06/2010
Nhiều năm gần đây, ở tỉnh ta xuất hiện một dòng tranh khá đặc biệt: tranh ghép gỗ. Chất liệu, kiểu dáng, đề tài của tranh có nhiều nét đặc sắc, thể hiện niềm đam mê nghệ thuật và sự công phu của những người làm tranh.
Dạo một vòng quanh mấy đường phố trung tâm của TP. Buôn Ma Thuột như: Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng... thấy có khá nhiều quầy bày bán tranh ghép gỗ. Tranh có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, kiểu dáng tranh cũng lạ mắt: mép tranh uốn lượn vòng vèo, nham nhở như bị cháy sém. Nhưng điều khiến người xem bị thu hút hơn cả chính là nội dung tranh đều mô tả cảnh sinh hoạt, làm việc, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Tây Nguyên: uống rượu cần, lễ hội đâm trâu, cưỡi voi, voi kéo gỗ, sơn nữ tắm suối... Hình họa được làm nổi như phù điêu, khá sắc sảo, sống động.
Dạo một vòng quanh mấy đường phố trung tâm của TP. Buôn Ma Thuột như: Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng... thấy có khá nhiều quầy bày bán tranh ghép gỗ. Tranh có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, kiểu dáng tranh cũng lạ mắt: mép tranh uốn lượn vòng vèo, nham nhở như bị cháy sém. Nhưng điều khiến người xem bị thu hút hơn cả chính là nội dung tranh đều mô tả cảnh sinh hoạt, làm việc, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Tây Nguyên: uống rượu cần, lễ hội đâm trâu, cưỡi voi, voi kéo gỗ, sơn nữ tắm suối... Hình họa được làm nổi như phù điêu, khá sắc sảo, sống động.
Cưỡi voi |
Gỗ để làm tranh có nhiều loại. Nền tranh chủ yếu được làm từ những miếng gỗ cẩm lai, hương, cà te... xẻ mỏng, có vân tự nhiên rất đẹp. Hình họa được làm bằng gỗ mức, gỗ mít. Có thể nói, tranh ghép gỗ là một “đặc sản” của tỉnh ta vì đây là nơi sản xuất ra loại tranh này và từ đề tài đến chất liệu tranh đều mang hồn cốt Tây Nguyên, rất đặc sắc và độc đáo. Mỗi bức tranh có thể coi như một tác phẩm nghệ thuật.
Để tìm hiểu về cách làm tranh ghép gỗ, chúng tôi tìm đến nhà anh Ngô Hữu Dũng ở thôn 5, xã Bình Hòa (Krông Ana) - một trong những người làm tranh ghép gỗ đầu tiên ở Dak Lak. Anh Dũng cho biết, để làm một bức tranh ghép gỗ phải qua nhiều rất công đoạn. Từ những gốc cây, rễ cây hình dáng cổ quái, u mấu sần sùi phải cưa, xẻ, cắt lọc lấy những tấm gỗ nạc. Có tấm giữ nguyên hình dạng tự nhiên, có tấm phải tạo dáng lại theo ý đồ của người làm tranh. Gỗ để làm nền tranh tuy là các loại gỗ quí như hương, cẩm lai, cà te nhưng đều là gỗ tận dụng mua của các xưởng cưa, các gốc rễ cây đào được ở nương rẫy, những khu rừng đã khai thác. Hình họa được vẽ trực tiếp trên những miếng gỗ mít hoặc gỗ mức, rồi phải cắt gọt, mài giũa... tạo hình khối, bề nổi; sau đó ghép các chi tiết của bức tranh lại, dùng keo dán lên miếng gỗ nền, chà giấy nhám, phun dầu bóng. Tranh càng nhiều chi tiết, nhiều hình khối càng khó làm. Người làm tranh lúc là thợ mộc, lúc như họa sĩ, lúc lại là nhà điêu khắc. Thật lắm công phu. “Nghề này ngoài sự khéo tay còn đòi hỏi người làm phải chịu khó, tỉ mỉ. Nhất là phải có sự tìm tòi, luôn đổi mới, sáng tạo, chứ không chỉ đơn thuần là làm thợ như nhiều người quan niệm” – Anh Dũng bộc bạch.
Để tìm hiểu về cách làm tranh ghép gỗ, chúng tôi tìm đến nhà anh Ngô Hữu Dũng ở thôn 5, xã Bình Hòa (Krông Ana) - một trong những người làm tranh ghép gỗ đầu tiên ở Dak Lak. Anh Dũng cho biết, để làm một bức tranh ghép gỗ phải qua nhiều rất công đoạn. Từ những gốc cây, rễ cây hình dáng cổ quái, u mấu sần sùi phải cưa, xẻ, cắt lọc lấy những tấm gỗ nạc. Có tấm giữ nguyên hình dạng tự nhiên, có tấm phải tạo dáng lại theo ý đồ của người làm tranh. Gỗ để làm nền tranh tuy là các loại gỗ quí như hương, cẩm lai, cà te nhưng đều là gỗ tận dụng mua của các xưởng cưa, các gốc rễ cây đào được ở nương rẫy, những khu rừng đã khai thác. Hình họa được vẽ trực tiếp trên những miếng gỗ mít hoặc gỗ mức, rồi phải cắt gọt, mài giũa... tạo hình khối, bề nổi; sau đó ghép các chi tiết của bức tranh lại, dùng keo dán lên miếng gỗ nền, chà giấy nhám, phun dầu bóng. Tranh càng nhiều chi tiết, nhiều hình khối càng khó làm. Người làm tranh lúc là thợ mộc, lúc như họa sĩ, lúc lại là nhà điêu khắc. Thật lắm công phu. “Nghề này ngoài sự khéo tay còn đòi hỏi người làm phải chịu khó, tỉ mỉ. Nhất là phải có sự tìm tòi, luôn đổi mới, sáng tạo, chứ không chỉ đơn thuần là làm thợ như nhiều người quan niệm” – Anh Dũng bộc bạch.
Anh Dũng đang vẽ màu tranh mới |
Trung tuần tháng 5-2010, anh Dũng đã đem một số lượng lớn tranh của mình đi tham dự Hội chợ làng nghề Việt tổ chức tại Đà Nẵng, được dư luận chú ý. Đó cũng là một cách để nhiều người biết đến tranh ghép gỗ, biết thêm về đất và người Tây Nguyên, để từ đó nghề làm tranh ghép gỗ có thêm cơ hội phát triển.
Hoàng Minh Sơn
Ý kiến bạn đọc