Multimedia Đọc Báo in

“Hội té nước” trên đất bạn Lào

00:24, 23/12/2012

Vào khoảng trung tuần tháng 4-1971, sau chiến dịch Nam Lào, đơn vị tôi được phân công ở lại chiến trường thu hồi vũ khí. Do có việc cần liên hệ với địa phương, tôi và một chiến sĩ vào bản Cha-Ki Phìn (phía Tây Bắc Bản Đông huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet của nước bạn Lào). Đến bản mới biết đồng bào đang tưng bừng đón mừng năm mới. Trong tiếng trống, tiếng khèn, bà con vui mừng, náo nức té nước vào nhau. Chưa kịp hiểu vì sao, chúng tôi đã được đám thanh niên nam nữ té nước cho ướt sũng quần áo. Lúc đầu, bất ngờ quá, tôi nghĩ: “sao họ mất lịch sự, té cả nước vào khách”. Sau đó, tôi được giải thích: “Có quý mến, đồng bào mời té nước, ai được té nước nhiều, sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới”. Và mãi sau này tôi mới hiểu đó là Tế “Bun Pi May” của người Lào.

Lễ hội Bunpimay hay còn gọi là lễ hội té nước ở Lào.   Ảnh: T.L
Lễ hội Bunpimay hay còn gọi là lễ hội té nước ở Lào.  Ảnh: T.L

Đất nước hoa Chăm pa xinh đẹp, với điệu Lăm vông dịu dàng duyên dáng, là nơi quanh năm diễn ra lễ hội. Trong đó lễ hội lớn nhất là Hội năm mới (Bun Pi May) hay còn gọi là Hội té nước (Bun Hốt nâm).

Hằng năm, cứ đến giữa tháng 5 (Phật lịch) tức là vào 3 ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch, nhân dân Lào từ Bắc xuống Nam đều tổ chức ngày Hội “Pi May”. Ngày 13 là ngày cuối năm, ngày 14, 15 là ngày giao thừa, 16 là ngày đầu năm mới. Để đón mừng năm mới, người Lào lau rửa nhà cửa bằng nước với ý nghĩa tiễn năm cũ và trang trí lại nhà cửa đón mừng năm mới. Họ giã gạo, xay bột để làm các loại bánh, bún, làm rượu nếp, nấu rượu mạnh đồng thời chuẩn bị lễ để dâng lên chùa. Ngoài ra, người Lào còn chuẩn bị hoa để lễ Phật, cúng thần linh, trang trí nhà cửa và cài lên tóc các cô gái. Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để đón Tết, chiều 14, sau một hồi trống chùa, mọi người mặc những bộ quần áo đẹp nhất, tay mang những âu nước thơm hay mâm hoa quả, bánh trái, nến hương lên chùa dự lễ Tắm Phật. Trong ngày Hội, té nước là tục lệ chính. Thực chất, đây còn là Lễ hội cầu mùa hay còn gọi là ngày Hội tắm Phật của cư dân nông nghiệp mừng đón mùa mưa, đón nước của đồng bào nhằm cầu mong mưa gió thuận hòa, đem lại sự tươi mát cho vạn vật và ấm no, hạnh phúc cho muôn người. Sau khi nghe đọc kinh, mọi người bắt đầu té nước cho Phật, cho tăng lữ, cho những người già cả trong bản, sau đó té nước khắp mọi người (kể cả những người không quen biết).

Hoàng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.