Huyện Cư M’gar: Bảo tồn và duy trì nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, những năm qua huyện Cư M’gar đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Đàn tính, hát then của đồng bào Tày, Nùng... |
Toàn huyện có 49 buôn đồng bào dân tộc thiểu số có các bộ cồng chiêng, 560 nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng, thành lập được 25 đội chiêng trẻ. Hiện nay đồng bào còn lưu giữ 265 bộ chiêng, trong đó có 62 bộ chiêng quý trên 100 năm, 47 chiếc trống, 76 ghế Kpan và hàng trăm loại nhạc cụ dân tộc khác. Nhiều buôn làng còn duy trì các lễ hội đặc sắc của dân tộc mình như: lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, cúng bến nước của đồng bào Êđê; lễ hội ăn cơm mới của đồng bào Xê Đăng, Thái; lễ hội cầu an của đồng bào Dao; lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, Nùng; lễ hội mừng chiến thắng của đồng bào Vân Kiều...
Từ năm 1998 đến nay, huyện đã tổ chức 6 lần dạ hội cồng chiêng, 30 lớp dạy đánh chiêng cho 450 thanh thiếu niên, 8 hội thi triển lãm các sản phẩm dệt thổ cẩm, 5 lần thi trình diễn sắc phục dân tộc.
...múa sạp của dân tộc Thái là những nét văn hóa độc đáo được duy trì và phát triển trên địa bàn huyện Cư M'gar |
Bên cạnh đó huyện cũng chú trọng bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của đồng bào Kinh như việc thành lập các nhà thờ dòng tộc, câu lạc bộ đàn hát dân ca, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ, thi đấu thể thao ...
Nguyễn Xuân
Ý kiến bạn đọc