Multimedia Đọc Báo in

Tạo môi trường phát triển cho văn hóa - văn nghệ bằng hoàn thiện thể chế văn hóa

14:48, 27/08/2013

Có nhiều phương thức để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa -  văn nghệ. Trong đó, củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa được coi là việc tạo dựng môi trường sống quan trọng, bao gồm cả ý nghĩa đào tạo, bồi dưỡng, diễn xướng và hưởng thụ đối với lĩnh vực này…

Phải ghi nhận rằng việc củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa trong suốt những năm qua đã được tỉnh quan tâm từ việc hoạch định, ban hành các cơ chế, chính sách thuận lợi, bảo đảm khuyến khích hoạt động sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật để có thể phát triển hài hòa trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh. Công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đã thêm phần diện mạo mới đầu tiên phải tính đến công trạng, vai trò làm “chiếc gậy dẫn đường” của hệ thống chương trình, kế hoạch, nghị quyết được ban hành. Đó là Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND “Về việc tăng cường công tác bảo vệ di sản văn hóa Dak Lak”; Nghị quyết số 63/NQ-HĐND “Về bảo tồn, phát huy di sản – Không gian Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Dak Lak, giai đoạn 2012-2015” và ngày 28-12-2012, Chỉ thị 05 của UBND tỉnh “Về việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhà văn hóa cộng đồng buôn, thôn trên địa bàn tỉnh Dak Lak”, Chỉ thị 06 của UBND “Về việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc ở Dak Lak trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” được cùng lúc ban hành. Tiếp theo đó là hệ thống kế hoạch thực hiện: Kế hoạch số 7332/KH-UBND, ngày 21-11-2012 về “Phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 2590/QĐ-UBND, ngày 9-11-2012 của UBND tỉnh về Ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh…

Việc đào tạo, bồi dưỡng những tài năng văn hóa văn nghệ cũng được chú ý bằng việc quan tâm chăm lo cho sự phát triển của các cơ sở đào tạo cũng như các mô hình đào tạo. Riêng về văn nghệ chuyên nghiệp, Đoàn Ca múc nhạc Dak Lak là đơn vị sự nghiệp hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật được nâng cấp từ Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật, là trung tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ làm công tác văn hóa của tỉnh. Bên cạnh việc đào tạo năng khiếu cho con em các dân tộc trong tỉnh, hằng năm nhà trường còn mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa là người dân tộc thiểu số với con số đào tạo hàng trăm cán bộ, diễn viên, giáo viên chuyên ngành văn hóa – văn nghệ trung bình mỗi năm. Văn nghệ quần chúng được phát triển khá mạnh mẽ, từ tự phát trở thành ý thức tự giác trong các hoạt động văn hóa, lễ hội; từ việc hưởng thụ văn hóa một cách thụ động trở thành những nhân tố tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, đóng vai trò chủ thể trong các hoạt động văn hóa cộng đồng. Nhiều câu lạc bộ thơ, văn được thành lập từ tỉnh đến cơ sở thu hút đông đảo những người yêu văn, thơ sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, đúng pháp luật. Toàn tỉnh hiện có 554 đội cồng chiêng truyền thống, 300 đội chiêng trẻ và 100 đội văn nghệ quần chúng thường xuyên tổ chức hoạt động, kịp thời phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của đồng bào các dân tộc ở thôn, buôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đây cũng là một trong những phương thức nuôi dưỡng ngọn lửa văn hóa văn nghệ trong lòng nhân dân gần gũi và khá hiệu quả.

Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa luôn được chú trọng nhất là xây dựng và củng cố các thiết chế văn hóa ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tổ chức sinh hoạt văn hóa. Dù chưa hẳn tất cả đã hoạt động “đều tay” và đạt được sự đủ đầy, đa dạng về trang thiết bị, hình thức sinh hoạt nhưng cũng phải ghi nhận là hệ thống thiết chế văn hóa của tỉnh tương đối đồng bộ: Ở tỉnh có Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi; cấp huyện đã xây dựng được 13 Nhà văn hóa; phục vụ tới cơ sở có 16 đội tuyên truyền lưu động, 2 rạp chiếu bóng của đơn vị sự nghiệp và 1 rạp chiếu bóng tư nhân, 16 đội chiếu bóng lưu động và 13 thư viện; 570 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng thường xuyên tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ của đồng bào. Các công trình tượng đài, hoa viên, công viên, khu sinh hoạt văn hóa, thể thao ngoài trời, nhà văn hóa đa năng ở các cấp tiếp tục được đầu tư, tôn tạo. Hiện toàn tỉnh có 38 công viên, hoa viên; 13 tượng đài; 10 khu vui chơi giải trí, các điểm du lịch, góp phần quan trọng trong phục vụ nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Môi trường sống cho văn hóa văn nghệ cũng “thoáng” hơn với chính sách, cơ chế  hoạt động kinh doanh dịch vụ, hoạt động thể thao, dịch vụ văn hóa được mở rộng. Đặc biệt là chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để phát triển văn hóa – thể thao gắn với du lịch. Đây cũng là một trong những phương thức thu hút ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo tồn  giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Củng cố, xây dựng và hoàn thiện hiệu quả, đồng bộ thể chế văn hóa đã, đang và sẽ xã hội hóa việc bảo tồn, phát huy di sản, bản sắc văn hóa vừa có bề rộng, vừa bảo đảm chiều sâu, để công tác này không phải là việc riêng của ngành Văn hóa.

Thuận Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.