15:15, 15/01/2014
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử" vừa mới diễn ra tại Bảo tàng tỉnh Dak Lak trong những ngày đầu năm 2014, đã thực sự mang lại nhiều ấn tượng cho hàng nghìn lượt người xem.
Dak Lak Online xin giới thiệu một số hình ảnh tại Triển lãm
|
Ngay từ ngày đầu khai mạc đã Triển lãm đã thu hút đông đảo công chức, người dân đến tham quan |
|
Đặc biệt là sự xuất hiện của các chiến sĩ hải quân đã làm cho không khí của Triển lãm trở nên gần gũi và thân thương hơn. (Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng chụp ảnh lưu niệm với các chiến sĩ hải quân và thiếu nữ đồng bào Êđê) |
|
Nhiều người cũng tranh thủ chụp ảnh lưu niệm với các chiến sĩ hải quân |
|
Triển lãm cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ |
|
Tìm hiểu các bản đồ tư liệu lịch sử |
|
Những người cao tuổi cũng không ngại khó khăn tìm đến tham quan Triển lãm |
|
Có những gia đình cả ba thế hệ cùng đến và tìm hiểu về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
|
Lắng đọng lại những cảm xúc mãnh liệt về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc |
Một số hiện vật quan trọng thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân khi tham quan Triển lãm
|
Thư tịch ghi lời của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) nói với các quan phụ trách biên cương vào tháng 4-1473. |
|
Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ do Đỗ Bá, tự Công Đạo, biên soạn vào năm 1686. Trên bản đồ này có ghi địa danh Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm trong vùng biển ngoài khơi xứ Quảng Nam. Điều này chứng tỏ từ cuối thế kỷ XVII, người Việt đã làm chủ Hoàng Sa và đã đặt tên cho quần đảo này một cái tên thuần Việt là Bãi Cát Vàng |
|
Các châu bản của triều Nguyễn phản ánh quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của triều Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
|
... trong đó quan trọng nhất là hai châu bản số 19 và 20 |
|
Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ hành chính đầu tiên của triểu Nguyễn. Hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa được thể hiện rõ ràng, đã chứng minh rất rõ chủ quyền của triều Nguyễn đối với hai quần đảo này |
|
Bản đồ của anh em nhà Van Langren (Hà Lan) vẽ năm 1595, là cơ sở xác nhận chủ quyền tự nhiên và lâu đời của Chúa Nguyễn đối với Hoàng Sa |
|
Các tấm bản đồ của phương Tây trong thế kỷ XVII đến XIX mặc nhiên thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam |
|
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1904, lãnh thổ cực nam của Trung Quốc ở thời kỳ này chỉ giới hạn ở đảo Hải Nam, hoàn toàn không có hình vẽ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
|
Bản đồ Trung Hoa do Liên Xô xuất bản năm 1986 cũng không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
Không ảnh và hình ảnh về đời sống thường ngày trên quần đảo Trường Sa ngày nay
Hoàng Gia
Ý kiến bạn đọc