Multimedia Đọc Báo in

Giao lưu văn nghệ "Tây Nguyên hướng về biển đảo"

10:03, 01/07/2014

Tối 30-6, tại Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên tổ chức Đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề “Tây Nguyên hướng về biển đảo”.

Đêm giao lưu văn nghệ đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, học sinh-sinh viên và các văn nghệ sĩ đến tham dự, cổ vũ.

Tập thể ca sĩ, diễn viên không chuyên đến từ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên cùng hát  Quốc ca

Trong đêm giao lưu, hơn 20 tiết mục với nhiều thể loại hát, múa, ngâm thơ, tập trung vào chủ đề biển đảo, hát về Trường Sa, Hoàng Sa, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi những người đang ngày đêm bảo vệ biên cương, hải đảo của Tổ quốc …

Ca khúc "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" và tốp múa phụ họa.

Cũng trong đêm giao lưu đã diễn ra chương trình quyên góp ủng hộ biển đảo Tổ quốc với số tiền quyên góp được hơn 6 triệu đồng. Được biết, thời gian qua Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên cũng đã phát động, đóng góp “Chung tay vì biển đảo quê hương” được hơn 33 triệu đồng. Tất cả số tiền này sẽ được chuyển đến các chiến sĩ  Trường Sa trong thời gian sớm nhất.

Nhà văn Hồng Chiến - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phát biểu cảm tưởng trong Đêm giao lưu.

 Việc tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề “Tây Nguyên hướng về biển đảo” nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình cảm của văn nghệ sĩ và học sinh-sinh viên  dân tộc thiểu số Tây Nguyên đối với biển đảo, Tổ quốc; động viên, khích lệ tinh thần cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển và lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đang ngày đêm làm nhiệm vụ nơi đầu sóng, ngọn gió để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Ca khúc "Hướng về đảo xa" - một sáng tác của nhạc sĩ Mạnh Trí (Dak Lak).

Ca sĩ Huy Liêm với ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình"...

 Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.