Multimedia Đọc Báo in

"Đồ nghệ" làm câu đối rất nghệ

06:00, 23/08/2015

“Đồ Nghệ” là bút danh của nhà thơ Vương Trọng, tên khai sinh là Vương Đình Trọng, sinh năm 1943 tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Nhà thơ Vương Trọng là cử nhân toán, từng dạy ở Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng từ năm 1970-1972. Ông từng có thời gian công tác tại Cục II – Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam. Năm 1972-1973 ông được đi học lớp bồi dưỡng sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó ông công tác ở tổ thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội cho đến lúc nghỉ hưu với quân hàm đại tá.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Vương Trọng nổi tiếng với bài thơ “Nằm võng” được giải thưởng của Báo Văn nghệ, hai lần được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991, 1996, ba lần nhận giải thưởng văn học của Bộ Quốc phòng (1986, 1999, 2004), giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007. Ông đã xuất bản 12 tập thơ, trong đó có 2 tập thơ thiếu nhi. Ngoài ra ông còn viết truyện ngắn, bút ký. Mấy năm gần đây, ông dành thời gian nghiên cứu Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Những bài viết, bài nói của ông về tác phẩm bất hủ này rất hấp dẫn, được truyền tải đến người đọc bằng nhiều hình thức thể hiện.

Ngoài thơ, văn xuôi, Vương Trọng còn viết câu đối rất “độc” và nhuần nhụy. Những năm 60, 70 thế kỷ trước, trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội ở số 4 Lý Nam Đế (Hà Nội) được mọi người nhắc đến với cái tên “Lò ra câu đối” của các nhà văn, nhà thơ tên tuổi như Thanh Tịnh, Thu Bồn, Nguyên Ngọc, Tú Hói (Xuân Thiều) và không thể thiếu được ông “Đồ Nghệ” Vương Trọng.

Một lần thấy nhà văn Lương Sĩ Cầm đi cùng một nhà văn có bà vợ tháng nào cũng đến cơ quan lĩnh lương của chồng, Vương Trọng liền ra ngay vế đối:

“Lương Sĩ Cầm chắc phải có họ với Lương Vợ Cầm”.

Thời kỳ chưa cấm pháo, đêm 30 tết năm nọ, Vương Trọng cũng mua một bánh pháo Bình Đà (Loại pháo có tiếng thời đó, nổ giòn tan) để “tống cựu nghênh tân”. Giây phút chờ đợi đã đến, Vương Trọng trịnh trọng đốt bánh pháo mừng xuân, ai dè pháo nổ hăng quá làm vỡ toang cái bình hoa đào mà vợ chồng Vương Trọng mua về nâng niu, tỉa tót cả chiều. Vừa bực, vừa tiếc chiếc bình đào, nhưng Vương Trọng vẫn thủng thẳng ra một về đối:

“Pháo Bình Đà phá bình đào”.

Vế đối này mấy chục năm qua không ai đối lại được, kể cả những tay cự phách trong “lò ra câu đối” và chính ông “Đồ Nghệ” – người trực tiếp ra vế đối này cũng đành “bó tay”.

Cách ra về đối của “Đồ Nghệ” thường sử dụng thủ pháp so sánh, nói lái – một đặc trưng của người xứ Nghệ. Một lần đến thăm nhà văn Xuân Thiều (Tú Hói) người cùng cơ quan, thấy gia đình bạn có vẻ khá giả hơn, Vương Trọng liền tặng Xuân Thiều mấy chữ:

“Chả lo gì, chỉ lo già”.

Những câu đối, những bài thơ viết theo lối chơi chữ của Vương Trọng được lưu truyền khá nhiều. Có những câu độc đáo như:

“Hối lộ, lộ rồi không kịp hối

Tham ô, ô hết có còn tham”.

Chuyện kể rằng, năm ấy nhà văn Hồ Phương là thủ trưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội được phong hàm thiếu tướng, được cấp nhà mới, căn nhà cũ của Hồ Phương được chuyển cho một đồng chí cấp tá. Thấy vậy nhà thơ Vương Trọng liền ra ngay vế đối tặng thủ trưởng của mình:

ọng, tên khai sinh là Vương Đình Trọng, sinh năm 1943 tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Nhà thơ Vương Trọng là cử nhân toán, từng dạy ở Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng từ năm 1970-1972. Ông từng có thời gian công tác tại Cục II – Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam. Năm 1972-1973 ông được đi học lớp bồi dưỡng sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó ông công tác ở tổ thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội cho đến lúc nghỉ hưu với quân hàm đại tá.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Vương Trọng nổi tiếng với bài thơ “Nằm võng” được giải thưởng của Báo Văn nghệ, hai lần được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991, 1996, ba lần nhận giải thưởng văn học của Bộ Quốc phòng (1986, 1999, 2004), giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007. Ông đã xuất bản 12 tập thơ, trong đó có 2 tập thơ thiếu nhi. Ngoài ra ông còn viết truyện ngắn, bút ký. Mấy năm gần đây, ông dành thời gian nghiên cứu Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Những bài viết, bài nói của ông về tác phẩm bất hủ này rất hấp dẫn, được truyền tải đến người đọc bằng nhiều hình thức thể hiện.

Ngoài thơ, văn xuôi, Vương Trọng còn viết câu đối rất “độc” và nhuần nhụy. Những năm 60, 70 thế kỷ trước, trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội ở số 4 Lý Nam Đế (Hà Nội) được mọi người nhắc đến với cái tên “Lò ra câu đối” của các nhà văn, nhà thơ tên tuổi như Thanh Tịnh, Thu Bồn, Nguyên Ngọc, Tú Hói (Xuân Thiều) và không thể thiếu được ông “Đồ Nghệ” Vương Trọng.

Một lần thấy nhà văn Lương Sĩ Cầm đi cùng một nhà văn có bà vợ tháng nào cũng đến cơ quan lĩnh lương của chồng, Vương Trọng liền ra ngay vế đối:

“Lương Sĩ Cầm chắc phải có họ với Lương Vợ Cầm”.

Thời kỳ chưa cấm pháo, đêm 30 tết năm nọ, Vương Trọng cũng mua một bánh pháo Bình Đà (Loại pháo có tiếng thời đó, nổ giòn tan) để “tống cựu nghênh tân”. Giây phút chờ đợi đã đến, Vương Trọng trịnh trọng đốt bánh pháo mừng xuân, ai dè pháo nổ hăng quá làm vỡ toang cái bình hoa đào mà vợ chồng Vương Trọng mua về nâng niu, tỉa tót cả chiều. Vừa bực, vừa tiếc chiếc bình đào, nhưng Vương Trọng vẫn thủng thẳng ra một về đối:

“Pháo Bình Đà phá bình đào”.

Vế đối này mấy chục năm qua không ai đối lại được, kể cả những tay cự phách trong “lò ra câu đối” và chính ông “Đồ Nghệ” – người trực tiếp ra vế đối này cũng đành “bó tay”.

Cách ra về đối của “Đồ Nghệ” thường sử dụng thủ pháp so sánh, nói lái – một đặc trưng của người xứ Nghệ. Một lần đến thăm nhà văn Xuân Thiều (Tú Hói) người cùng cơ quan, thấy gia đình bạn có vẻ khá giả hơn, Vương Trọng liền tặng Xuân Thiều mấy chữ:

“Chả lo gì, chỉ lo già”.

Những câu đối, những bài thơ viết theo lối chơi chữ của Vương Trọng được lưu truyền khá nhiều. Có những câu độc đáo như:

“Hối lộ, lộ rồi không kịp hối

Tham ô, ô hết có còn tham”.

Chuyện kể rằng, năm ấy nhà văn Hồ Phương là thủ trưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội được phong hàm thiếu tướng, được cấp nhà mới, căn nhà cũ của Hồ Phương được chuyển cho một đồng chí cấp tá. Thấy vậy nhà thơ Vương Trọng liền ra ngay vế đối tặng thủ trưởng của mình:

“Nhà cấp tướng nhường cấp tá”.

Chưa hết, nhân một chàng sĩ quan cấp úy ở đơn vị bạn có vợ bị “vỡ kế hoạch” nên sinh con thứ ba là con trai, Đồ Nghệ liền ứng tác một vế đối:

“Tạm ứng đôi sao trên cổ bố

Biến thành hai hạt dưới chim con”.

Nói tới người tham quyền cố vị, không chống lại được quy luật tự nhiên, Đồ Nghệ đã có những câu thơ:

“Răng muốn trắng lại đen

Tóc cần đen lại bạc

Chức quyền chẳng chịu cao

Chỉ toàn cao huyết áp”.

Đồ Nghệ còn có rất nhiều câu thơ, bài thơ hàm chứa triết lý sâu sắc về cuộc đời:

“Cứ khóa quá khứ lại

Thời gian là than giời

Mơ hão chỉ hao mỡ

Đỉnh cao đảo kinh người”.

Trong cơ quan Tạp chí Văn nghệ quân đội có bốn nhà văn bậc đàn anh: Dũng Hà, Nguyên Ngọc, Hồ Phương, Xuân Thiều, Nguyễn Trọng Oánh có bề dày tác phẩm và tài năng. Vương Trọng cũng có hai câu thơ mang chất đối, sắp xếp quan hệ trên dưới trong ban lãnh đạo và các tác phẩm của họ:

“Dưới ánh Sao mai/Khúc sông nghe lời Biển gọi/Trên nền Đất trắng/Vùng trời ngán cảnh Rẻo cao”.

(Sao mai, Biển gọi, Đất trắng, Rẻo cao là tên tác phẩm nổi tiếng của bốn nhà văn kể trên).

Các bậc đàn anh nghe xong ai cũng trầm trồ khen Vương Trọng: “Nhà thơ xứ Nghệ quả là làm câu đối… rất nghệ”.

Lê Hồng Bảo Uyên (bs)

 


Ý kiến bạn đọc