Duyên nợ nhạc sĩ và nhà thơ
Ngoài lá thư trên, Bộ trưởng còn gửi kèm một phong bì 300 đồng (tương đương với 300.000 đồng bây giờ) trên bì thư có ghi ‘’Món quà nhỏ đầu xuân gửi biếu nhạc sĩ’’. Đọc thư và nhận món quà ấy, nhạc sĩ Lê Lôi tâm sự với bạn bè “Đây là lần đầu tiên tôi nhận một món tiền về bài hát này’’. Phấn khởi, ông không thể quên tác giả phần lời của bài hát. Bữa ấy, rời trụ sở Hội Nhạc sĩ về, ông tìm đến tận nhà nhà thơ Huyền Tâm, trao một phần số tiền: “Lộc bất khả tận’’, phần còn lại, ông mời bạn bè đến dự cuộc liên hoan nhỏ.
Một trường hợp khác, đó là vào năm 1993, nhạc sĩ Huy Thục phổ bài thơ ‘’Mưa xuân” của Nguyễn Bính, được giải thưởng hằng năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhạc sĩ Huy Thục đã không nề hà đường sá xa xôi, về viếng mộ nhà thơ Nguyễn Bính, và gửi người thân Nguyễn Bính một số tiền để hương hoa cho nhà thơ...
Trường hợp cuối cùng tôi muốn kể là nhạc sĩ Lương Hải phổ bài thơ “Em sẽ đến’’ của cô giáo Nguyễn Lam Điền. Bài hát được thu băng phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, sau khi lĩnh được khoản nhuận bút, nhạc sĩ Lương Hải đã gặp phóng viên văn nghệ Báo Tiền Phong để hỏi tìm địa chỉ của Nguyễn Lam Điền không ngoài mục đích để chia vui với tác giả phần lời. Cử chỉ ấy đối với một người giàu sang thì không có gì đáng nói. Nhưng với Lương Hải, một nhạc sĩ mà nguồn sống chủ yếu là sửa chữa xe máy thì đó là một nghĩa cử đẹp.
Cách ứng xử của những nhạc sĩ như Lê Lôi, Huy Thục, Lương Hải quả là đáng trân trọng.
Lê Hồng Thiện
Ý kiến bạn đọc