Chuyện mái tóc dài
17:03, 02/07/2010
Nhà tôi ở cạnh đường, hằng ngày được nghe từ năm đến bảy lần tiếng rao của người mua đồng nát, bán gạo, rau, cá, thịt… Và có cả “Ai bán tóc dài, tóc rối không”…
Tiếng rao được phát ra từ chiếc loa gắn ở xe máy nghe chói tai. Một lần, người mua tóc dừng xe ở đoạn đường trước cửa nhà tôi. Có người phụ nữ ở làng tuổi hơn bốn mươi đang cùng người mua mặc cả với mái tóc của mình. Khi đôi bên đã thỏa thuận xong, người mua tóc dùng cây dao nhỏ giống cái lưỡi dao lam được kẹp vào một thanh gỗ nhỏ làm cán để cầm tay xén tóc. Mái tóc dài trong một loáng đã được cắt thành từng lọn, xếp thẳng, thắt dây thun một đầu cất cẩn thận vào túi của người mua tóc. Nhìn đầu người phụ nữ mái tóc bị cắt ngắn củn, lởm chởm, tôi giật mình nhớ tới nhân vật nữ Phăng-tin trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” của đại văn hào Pháp Vích-to Huy-gô. Ngày xưa cô Phăng-tin phải bán mái tóc dài để lấy tiền nuôi con gái Cô-dét bé bỏng của mình. Vậy những người phụ nữ ở nước ta thời bây giờ vì sao phải bán tóc? Vì nỗi boăn khoăn này nên tôi đã bỏ công đi tìm hiểu và đã ghi lại được nhiều chi tiết quanh chuyện bán tóc dài.
Việc bán tóc dài hằng ngày được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Từ nông thôn đến thành thị. Người bán tóc cũng đủ mọi lứa tuổi như: các cụ, các bà, các cô, các chị và các em thanh thiếu niên… Tóc đen, vàng hay bạc trắng… miễn là tóc dài thì đều bán được.
Có hai cách bán tóc: cân tóc tính tiền, hoặc nhìn tóc trên đầu mà ra giá. Việc cắt tóc thì người mua và người bán phải thỏa thuận trước. Có người cắt ngang, người tỉa từng lọn. Đã có trường hợp người mua tham lam cắt quá mức quy định của người bán nên đã xảy ra cãi cọ, người mua tóc đã phải bỏ ra một khoản tiền nộp phạt thì chuyện mới yên.
Lý do phải cắt bán mái tóc dài của mình thì mỗi người một vẻ. Những cụ bà tuổi cao sức yếu nhưng mái tóc còn dài và dày, mỗi lần chải gội phải nhờ đến con cháu làm giúp nên đã cắt bán cho đỡ phiền phức. Những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bán mái tóc của mình cũng được vài ba trăm nghìn đồng để trang trải phần nào chi tiêu gia đình. Nhiều em thanh thiếu niên bán bớt mái tóc dài sẽ sắm thêm được một chiếc áo mới. Những phụ nữ đi làm nghề giúp việc ở nước ngoài do công ty xuất khẩu lao động bắt buộc họ phải cắt tóc ngắn mới được tuyển dụng…
Thay lời kết bài này, tôi xin kể một mẩu chuyện nho nhỏ: Đầu năm ngoái tôi ra Hà Nội, được gặp một nhà thơ người Ba Lan. Mười năm trước nhân một lần sang Việt Nam công tác, ông đã đi thăm Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Ông được gặp và trò chuyện cùng cô hướng dẫn viên có mái tóc rất dài. Nghe người phiên dịch giới thiệu, biết tôi quê ở huyện Nghi Xuân, ông liền hỏi thăm cô gái ấy: “Cô V.H có khỏe không, mái tóc còn dài không?”. Tôi thành thật trả lời: Cô ấy đã lấy chồng, có con. Vóc dáng không còn mảnh mai như xưa, nhưng mái tóc thì vẫn dài, vẫn mượt.
Đôi mắt nhà thơ Ba Lan ánh lên một nét cười rất duyên.
Ảnh minh họa |
Việc bán tóc dài hằng ngày được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Từ nông thôn đến thành thị. Người bán tóc cũng đủ mọi lứa tuổi như: các cụ, các bà, các cô, các chị và các em thanh thiếu niên… Tóc đen, vàng hay bạc trắng… miễn là tóc dài thì đều bán được.
Có hai cách bán tóc: cân tóc tính tiền, hoặc nhìn tóc trên đầu mà ra giá. Việc cắt tóc thì người mua và người bán phải thỏa thuận trước. Có người cắt ngang, người tỉa từng lọn. Đã có trường hợp người mua tham lam cắt quá mức quy định của người bán nên đã xảy ra cãi cọ, người mua tóc đã phải bỏ ra một khoản tiền nộp phạt thì chuyện mới yên.
Lý do phải cắt bán mái tóc dài của mình thì mỗi người một vẻ. Những cụ bà tuổi cao sức yếu nhưng mái tóc còn dài và dày, mỗi lần chải gội phải nhờ đến con cháu làm giúp nên đã cắt bán cho đỡ phiền phức. Những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bán mái tóc của mình cũng được vài ba trăm nghìn đồng để trang trải phần nào chi tiêu gia đình. Nhiều em thanh thiếu niên bán bớt mái tóc dài sẽ sắm thêm được một chiếc áo mới. Những phụ nữ đi làm nghề giúp việc ở nước ngoài do công ty xuất khẩu lao động bắt buộc họ phải cắt tóc ngắn mới được tuyển dụng…
Thay lời kết bài này, tôi xin kể một mẩu chuyện nho nhỏ: Đầu năm ngoái tôi ra Hà Nội, được gặp một nhà thơ người Ba Lan. Mười năm trước nhân một lần sang Việt Nam công tác, ông đã đi thăm Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Ông được gặp và trò chuyện cùng cô hướng dẫn viên có mái tóc rất dài. Nghe người phiên dịch giới thiệu, biết tôi quê ở huyện Nghi Xuân, ông liền hỏi thăm cô gái ấy: “Cô V.H có khỏe không, mái tóc còn dài không?”. Tôi thành thật trả lời: Cô ấy đã lấy chồng, có con. Vóc dáng không còn mảnh mai như xưa, nhưng mái tóc thì vẫn dài, vẫn mượt.
Đôi mắt nhà thơ Ba Lan ánh lên một nét cười rất duyên.
Quỳnh Hoa
Ý kiến bạn đọc