Multimedia Đọc Báo in

Vô địch thế giới về nghệ thuật cát 2010 - Phần 1

08:57, 14/10/2010
Vừa qua, Giải Vô địch thế giới về nghệ thuật cát 2010, tại Bay Area, San Francisco (Mỹ), đã quy tụ rất nhiều nghệ sĩ cho loại hình nghệ thuật độc đáo này. Năm nay, các nghệ sĩ cạnh tranh cho chức vô địch ở 3 nội dung: đấu đơn, đấu đôi và đội.
Sau đây là một số hình ảnh về Giải Vô địch thế giới về nghệ thuật cát 2010:

 
Các thành viên của đội Sandboxers đang chạy đua với thời gian để xúc cát vào các khuôn. Những đội tham gia có 6 giờ để xúc cát vào các khuôn phù hợp nhằm tạo thành các hình khối vững chắc để chạm khắc cát.
 
Từ trái sang phải: Katie Korning, Jeff Strong và Kirk Rademaker, của đội Mỹ đang thiết kế tác phẩm: "Open Mind".
 
Sau khi gỡ bỏ các hình khối bằng gỗ, Fergus Mulvany bắt đầu chạm khắc tác phẩm cát của mình. Ông làm việc liên tục trong ba ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng.
 
Helena Bangert, nghệ sĩ cát đến từ Amsterdam (Hà Lan) đang thổi những mảnh cát rời, ra khỏi tác phẩm của mình: "Walking Through”.
 
Một thành viên của đội Washington, Orbital Sanders đang chạm, khắc tác phẩm: "Missing Links".
 
Khán giả quan sát nghệ sĩ cát Remy Geerts (Hà Lan), đang  làm việc trên tác phẩm điêu khắc của mình: "The Abundance of Harvest"
 
Cô rất chăm chút, tỉ mỉ để hoàn thiện tác phẩm của mình.
 
Nghệ sĩ cát Sue McGrew, đến từ Tacoma, Washington (Mỹ), đang hoàn thiện tác phẩm: "Noh Trifater."
 
"Bạn chỉ cần đục bỏ tất cả những gì không giống như một lâu đài cát", nghệ sĩ cát Walter McDonald của đội Amazin, Texas(Mỹ), cho biết khi đang thiết kế lâu đài cát của mình.
 
Nghệ sĩ cát sử dụng tất cả mọi thứ, từ các công cụ khảo cổ học, xây dựng…, cho đến thẻ tín dụng để sáng tạo nên những tác phẩm làm từ cát.
 
Marc Lepire, đang hoàn thiện tác phẩm: "Krazy".  Nó được lấy cảm hứng từ một nhân vật trong một bộ phim.
(còn tiếp)
Gia Thịnh (dịch, tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.