Multimedia Đọc Báo in

Văn hóa xin lỗi

10:31, 24/06/2013

Thời gian qua, trên các diễn đàn đã xuất hiện nhiều hơn những lời xin lỗi từ các chính khách, cán bộ, công chức, doanh nhân và cả người dân. Văn hóa xin lỗi được nhắc đến nhiều hơn và mặc dù thể hiện dưới các hình thức khác nhau nhưng có thể nói đây là bước tiến rất lớn, khi mà chỉ cách đây vài năm việc xin lỗi là rất hiếm hoi.

Văn hóa xin lỗi cùng với văn hóa từ chức đã hình thành và định hình rõ nét, thành nếp sống văn hóa của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore... Nhờ có văn hóa xin lỗi cùng với văn hóa từ chức mà nền hành chính công vụ của các nước này ngày càng tiến bộ, hoàn thiện...

Việc cơ quan, cán bộ, công chức có hành vi sai trái lên tiếng xin lỗi có ý nghĩa rất đặc biệt. Điều này không chỉ đơn giản là câu nói, lời nhận lỗi mà là thể hiện trách nhiệm, ý thức, lòng tự trọng của người cán bộ, công chức đối với nhân dân, đất nước. Điều đáng buồn là hiện nay vẫn có nhiều người vi phạm pháp luật, hành động sai trái quá rõ ràng nhưng vẫn cố tình chối tội, ngoan cố và tất nhiên là không xin lỗi.

Khi bạn làm sai việc gì nếu mạnh dạn xin lỗi, nhận ra lỗi lầm của  mình và tìm cách khắc phục, sửa chữa sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, tốt đẹp. Khi mắc lỗi nếu biết nhận lỗi một cách trung thực, thành tâm thì sẽ làm cho người khác dễ dàng thông cảm, bỏ qua. Việc nhận ra lỗi lầm, sai phạm cũng là động lực giúp người mắc lỗi, vi phạm có quyết tâm khắc phục yếu kém, khuyết điểm để làm lại từ đầu và làm lại tốt hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, khi con người ta mắc lỗi và dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi thì mọi việc sẽ dễ dàng, suôn sẻ và khi đó tâm hồn được nhẹ nhõm, thanh thản.

Biết xin lỗi khi mắc lỗi, biết cảm ơn khi được giúp đỡ là điều cần thiết của mỗi con người. Trong xã hội khi mà ai ai cũng biết nhận lỗi, xin lỗi và khắc phục lỗi lầm thì nhất định xã hội đó sẽ phát triển, tiến bộ và hình thành nên nét văn hóa tốt đẹp, nhân văn - nền văn hóa biết nói từ: Xin lỗi!.

Vĩnh Linh


Ý kiến bạn đọc


(Video) Chắc địa bàn, xây dựng cơ sở vững mạnh sau khi không tổ chức Công an cấp huyện
Từ 1/3, Tổ chức bộ máy của Công an tỉnh Đắk Lắk được sắp xếp, tinh gọn thành 2 cấp (Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã). Tiếp nhận thêm nhiều nhiệm vụ mới, cán bộ, chiến sĩ công an các xã nhanh chóng bắt tay, nỗ lực thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ để không ngắt quãng, bỏ trống địa bàn, giữ vững an ninh trật tự, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.