Multimedia Đọc Báo in

Việc cấm say rượu, cờ bạc thời xưa

08:28, 06/02/2014

Dưới chế độ phong kiến, tệ nạn rượu chè, cờ bạc đều bị trừng trị nghiêm khắc, nhất là từ đời nhà Trần (1225) trở về sau.

Năm Kỷ Hợi 1229, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông, từ phủ Thiên Trường về Kinh thành Thăng Long xem xét công việc triều chính gặp lúc vua Trần Anh Tông say rượu nên muốn truất ngôi. Anh Tông sợ hãi phải nhờ quan ngự sử Trung Tán Đoàn Nhữ Hài làm biểu tạ tội mới được tha.

Năm Quý Tỵ 1473, đời Lê Thánh Tông, Vua ra chỉ thị cấm uống rượu. Ai trái lệnh sẽ bị phạt trượng hoặc bị “tội đồ”.

Năm Mậu Tuất 1718: Thời Lê Trịnh, Chúa Trịnh Cương ban hành luật “Cấm uống rượu” để ngăn chặn tình trạng bê tha trong một số quan lại và dân chúng. Đặc biệt, dưới thời Tự Đức (1847-1883), triều Nguyễn có một vụ án nổi tiếng do liên quan đến tội uống rượu. Thủ phạm là người coi kho bạc của triều đình. Cứ mỗi lần uống rượu, anh ta lấy một đồng tiền ra tiêu. Lâu dần, việc bị phát giác. Vua Tự Đức nổi giận, phán: “Mỗi ngày lấy một đồng, ngàn ngày mất ngàn đồng nếu không trị tội sớm thì một ngày kia kho tàng Nhà nước bị trống rỗng. Phải chém ngay”. Và án lập tức được thi hành.

Còn tội cờ bạc thì sao? Năm Bính Thân 1296, triều Vua Trần Anh Tông (1293-1314) quan thượng phẩm Nguyễn Hưng tụ tập bọn nha lại đánh bạc trong tư dinh. Việc bị phát giác, Vua tức giận, sai bọn vệ úy đánh chết.

Năm Kỷ Dậu 1429, sau khi chiến thắng quân Minh, giành lại quyền độc lập dân tộc, Vua Lê Thái Tổ đã hạ lệnh trị tội những kẻ đánh bạc, du thủ, du thực, kẻ vô cớ tụ tập rượu chè… nhằm động viên nhân dân chí thú làm ăn, xây dựng lại đất nước.

Đến những thế kỷ sau (16-19), chế độ phong kiến Việt Nam suy thoái dần, nạn cờ bạc có chiều hướng gia tăng, kể cả trong tầng lớp quan lại biến chất. Vì thế các triều vua chúa liên tiếp ban hành các chỉ dụ, quy định trừng phạt đối với tệ nạn này, bởi cho rằng đây là nguyên nhân gây nên trộm cắp, cướp của, giết người, làm rối loạn an ninh, trật tự xã hội.

Hồng Nguyên (st)


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.