Voi ơi...!
Hội voi Buôn Đôn. Ảnh: Hoàng Gia |
Mất hai chú voi này, đàn voi của ông Long chỉ còn lại 7 con. Thương hai chú voi đã mất một thì ông Long lại lo cho những con đang còn sống mười. Nhìn những cánh rừng xung quanh khu vực hồ Lak ngày một trơ trụi mà ông nóng lòng vì điều ấy đồng nghĩa với việc môi trường sống, chăn thả tự nhiên của voi bị thu hẹp dần. Theo như lời ông Long chia sẻ thì: Khi việc bảo tồn voi gióng lên hồi chuông cảnh báo, 97 ha rừng trên địa bàn được “ưu tiên” cho phép các nài voi thả voi thì cũng là lúc rừng suy giảm nghiêm trọng.
Rừng bị phá, thức ăn từ rừng cho voi cạn kiệt, ông Long phải thuê nhân công với giá 2,5 triệu/tháng để đưa voi vượt sông sang địa bàn huyện Krông Ana, cách đó 9 km chăn thả. 2,5 triệu đồng nhưng ông thẳng thắn khi giãi bày rằng: Vẫn là chưa thỏa đáng, phải cảm ơn họ vì yêu voi, nặng lòng với việc bảo tồn voi mà họ giúp mình. Ngoài việc chăn thả tự nhiên, thỉnh thoảng ông vẫn phải mua thêm thức ăn cho voi. Nếu cho voi ăn thoải mái mỗi ngày cũng hết cả triệu đồng cho mỗi con. Nhưng có những lúc ông cảm thấy quá sức và chẳng biết có thể cầm cự được đến khi nào bởi có đầu tư kinh phí nuôi voi cũng chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề. Voi là dạng bảo tồn sống nên bảo tồn để duy trì sự sống bằng cung cấp nguồn thức ăn không đơn giản. Voi vốn thích ứng với cuộc sống hoang dã, tự nhiên, việc nuôi nhốt khiến sức khoẻ voi cũng không bảo đảm.
Toàn huyện Lak hiện còn khoảng 20 con voi. Đã có lúc các nài voi ngồi lại với nhau: “Cứ với tình hình này chỉ 5 năm nữa là hết voi!”. Để bảo tồn voi, có người đã nghĩ đến chuyện có thể sẽ phải bán voi cho những vùng còn rừng. Buôn Đôn, Lak, Dak Lak không còn voi thì du lịch có còn sức hút!? Lại nghĩ chuyện núi rừng Tây Nguyên thiếu chỗ cho chăn thả voi mà chạnh lòng, xót xa!
Đàm Thuần
Ý kiến bạn đọc