Multimedia Đọc Báo in

"Con sâu làm rầu nồi canh"

12:21, 25/10/2014
Một bạn đọc gọi điện cho phóng viên trình bày một vấn đề bức xúc, mong muốn được phản ánh lên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan hữu quan nhanh chóng giải quyết, giúp gia đình ổn định cuộc sống.
 
Sau khi nghe phóng viên hướng dẫn tường tận, cụ thể, vị độc giả này ngập ngừng, hỏi: “Thế để lên báo thì phải mất bao nhiêu tiền?”. Phóng viên liền trả lời: “Làm gì có chuyện tiền bạc ở đây!”. Bạn đọc nọ ngạc nhiên: “Vậy mà lâu nay người dân chúng tôi cứ tưởng phải mất tiền mới được lên báo”. Câu nói này khiến tôi nhớ tới một câu chuyện có thật khác. Một người dân ở huyện vùng sâu kêu cứu một vụ việc, có phóng viên nọ đã thẳng thừng: “Nếu về địa phương viết phải có tiền bồi dưỡng xăng xe đi lại”. Nghe vậy chắc hẳn những người làm báo chân chính không khỏi chạnh lòng. Buồn! Không buồn sao được khi hình ảnh những người làm báo - “những chiến sĩ trên mặt trận thông tin” phần nào bị nhạt mờ bởi một số đồng nghiệp đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trục lợi. Họ lân la, dò tìm thông tin từ các doanh nghiệp, xem ở đó có xảy ra sai phạm gì không để đến hoạnh họe hoặc hăm dọa sẽ đăng lên báo; hoặc gặp những người dân có sự việc bức xúc, hứa hẹn sẽ viết bài, đăng báo và đòi tiền “bồi dưỡng”. Những “con sâu” này tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong làng báo, song lại “làm rầu cả nồi canh”, làm ảnh hưởng, giảm lòng tin của độc giả đối với đội ngũ người làm báo và trong thực tế, có không ít người gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp, bởi các doanh nghiệp và người dân rất “ngại” khi phải có việc tiếp xúc với báo chí. Thiết nghĩ nhà báo cũng là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, ngòi bút là vũ khí đấu tranh, lương tâm và trách nhiệm của nhà báo là phải sử dụng, phát huy hiệu quả ngòi bút ấy đúng nơi, đúng lúc…

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

Đúng hẹn!
16:44, 19/10/2014
Phong bì…
20:53, 19/08/2014
Những mùa hoa bìm bìm
08:48, 30/07/2014
(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.