Multimedia Đọc Báo in

Khuyết tật... nhân cách!

07:32, 25/10/2015
Từ xưa đến nay, người Việt ta vốn có truyền thống đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” nên khi gặp những hoàn cảnh thiệt thòi, ốm đau, hoạn nạn chúng ta sẵn sàng dang tay ra giúp đỡ, sẻ chia giúp họ vượt qua khó khăn để phấn đấu hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng chính vì thế mà một số người lợi dụng truyền thống tốt đẹp này để trục lợi.

Chuyện là, mới đây tại thị xã Buôn Hồ có 2 thanh niên xưng là nhân viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật Đắk Lắk bán bút bi để gây quỹ từ thiện, với mỗi hộp bút 20 cây có giá 100 ngàn đồng. Tuy giá cao trong khi chất lượng của những cây bút thì rất tệ, nhưng vẫn có rất nhiều người mua để ủng hộ một chút tấm lòng thơm thảo đến các cháu khuyết tật. Mỗi lần có khách mua, người bán lại cẩn thận ghi tên tuổi, địa chỉ của họ vào “sổ” những người có đóng góp cho Trung tâm. Nhưng tìm đến địa chỉ Trung tâm chúng tôi mới vỡ lẽ khi bà Phạm Thị Tuyết, Phó Giám đốc Trung tâm khẳng định: nơi đây chỉ có chức năng nuôi dạy trẻ chứ không tổ chức bất kỳ hoạt động kinh doanh gây quỹ nào!

Thực tế, chiêu thức lừa đảo này không mới, đã diễn ra ở nhiều nơi và đã được nhiều cơ quan chức năng, phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo nhưng vì sao nhiều người vẫn bị lừa? Không khó để trả lời, bởi những đối tượng lừa đảo này đã nhắm vào lòng trắc ẩn của người mua, một khi người ta đã mở tấm lòng để sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh thì họ không bao giờ tính toán chuyện đắt rẻ. Đáng trách cho những thanh niên thân hình lành lặn, sức khỏe đầy đủ không kiếm lấy công việc tử tế để kiếm đồng tiền lương thiện, mà lại mượn danh người khuyết tật trục lợi thì chính họ đang bị khuyết tật nghiêm trọng về nhân cách.

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.