Multimedia Đọc Báo in

Làm du lịch theo kiểu… "ăn xổi"

07:10, 15/11/2015
Tuần rồi, chúng tôi đưa người nhà đi du lịch ở Buôn Đôn. Trước khi đi, mấy cháu nhỏ rất háo hức vì lần đầu đến đây và nghe nói được cưỡi voi.
 
Khi vào đến nơi, nhìn từ xa thấy những chú voi to lớn ngoan ngoãn chở khách du lịch lội sông, bọn trẻ rất thích thú. Nhưng khi đến gần đài lên voi, chúng lại… hết thích vì voi không giống như tưởng tượng ban đầu của các cháu. Đứa cháu gái 4 tuổi hồn nhiên: “Cháu không thích voi nữa vì voi cũ (già) quá, tai thì rách, mắt thì ở dơ”. Quả đúng như con mắt trong sáng của bé, nhìn những con voi già đang lầm lũi phục vụ du khách, nhiều người lớn cũng thấy ái ngại cho mấy con voi già cả, chậm chạp, nước mắt kèm nhèm, đuôi cụt hoặc không có lông...

Cũng trong chuyến đi ngày hôm đó, một đoàn khách khá đông từ Buôn Ma Thuột đến Khu du lịch cầu treo nghỉ cuối tuần nhưng đành… ôm cục tức trở về. Cụ thể, khi đến khu vực mua vé vào cổng thì họ bị nhân viên khu du lịch yêu cầu gửi lại toàn bộ đồ ăn, nước uống bên ngoài với thái độ khó chịu. Giải thích, năn nỉ không được, cả đoàn quyết định ra về đi chơi địa điểm du lịch khác. Chỉ tội mấy đứa trẻ con đang rất háo hức cũng phải theo bố mẹ ra về. Anh Đức, một người trong đoàn khách chia sẻ, khu du lịch không muốn khách mang thực phẩm, đồ uống vào để họ kinh doanh dịch vụ ăn uống và hạn chế xả rác, anh cũng thông cảm với điều đó, tuy nhiên thái độ của cô hướng dẫn viên khiến khách không thể hài lòng.

Lâu nay, một số cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh làm ăn theo kiểu “ăn xổi”, không đầu tư cho các sản phẩm du lịch mà khai thác một cách triệt để nên không thu hút được nhiều du khách. Bên cạnh đó thái độ phục vụ du khách thiếu chuyên nghiệp cũng tạo ấn tượng xấu đối với du khách và có thể khiến họ quay lưng...

Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.