Multimedia Đọc Báo in

Góc nhìn mới về lựa chọn thực phẩm

08:49, 22/10/2018

Với sự du nhập của văn hóa các nước tiên tiến, cách lựa chọn thực phẩm dựa trên sự kiểm soát chặt chẽ đầu vào đã và đang được một số người dân tại Đắk Lắk thực hiện.

Theo đó, tiêu chí lựa chọn thực phẩm được xét dựa trên sự quản lý chặt chẽ đầu vào tạo nên sản phẩm đó. Cụ thể là thức ăn, nước uống, thuốc thú y đối với thực phẩm động vật; đất, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật… đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đơn cử như đối với các loại rau củ thì ưu tiên sử dụng các loại rau, củ, quả trồng bằng phương pháp thủy canh; trồng trên đất sạch được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi trồng; trồng bằng các giá thể xơ dừa, mùn cưa, tro, trấu…

Rau sạch.jpg
 Trồng rau theo công nghệ Nhật Bản tại Công ty TNHH Nico Nico Yasai. Ảnh: minh họa

Thực phẩm động vật được chăn nuôi tại các trang trại đạt chuẩn an toàn theo quy trình khép kín. Tất cả các nguồn nguyên, vật liệu, thức ăn, thuốc thú y, con giống… được lấy từ một nhà cung cấp nhất định và sử dụng theo một công thức định sẵn nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhất. Các giải pháp trên được thực hiện với mục đích kiểm soát chặt chẽ đầu vào để tránh sự “ô nhiễm” các loại hóa chất từ môi trường tự nhiên trong quá trình sản xuất nhằm đưa ra những sản phẩm có sự đồng đều nhất định về kích thước, chất lượng.

Đây là một trong những quan niệm mới của người tiêu dùng về cách lựa chọn thực phẩm, khác với thói quen lựa chọn và sử dụng thực phẩm từ trước đến nay. Theo góc nhìn này, tiêu chí an toàn về thực phẩm, an toàn về môi trường được đặt lên hàng đầu. Hướng chuyển dịch này tuy chưa lớn nhưng bước đầu đã đem đến tín hiệu mới, tích cực đối với sự phát triển chăn nuôi công nghiệp, trồng rau sạch.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.