Multimedia Đọc Báo in

Dấu phẩy - chuyện nhỏ... MÀ KHÔNG NHỎ

22:37, 13/02/2019

Trong văn bản viết, dấu phẩy được sử dụng khá phổ biến nhưng do dùng sai đã dẫn đến những hệ lụy ít ai ngờ tới, thậm chí có thể gây thiệt hại về kinh tế và gây những tranh cãi bất phân thắng bại.

Theo Bách khoa thư mở, dấu phẩy (comma) ký hiệu (,) là dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để phân tách các yếu tố trong một danh sách. Dấu đặt trước số lẻ trong số thập phân hoặc đặt ở trên và bên phải một chữ dùng làm kí hiệu toán học để phân biệt nó với kí hiệu không có dấu.... Và đôi khi ở từng ngôn ngữ, dấu phẩy được sử dụng theo những cách riêng, không đồng nhất.

Vào thế kỷ thứ 3 TCN, Aristophanes ở Byzantium đã phát minh ra một hệ thống các dấu chấm duy nhất phân biệt các câu tách rời và chỉ ra lượng hơi thở cần thiết để hoàn thành mỗi đoạn văn khi đọc to. Các độ dài khác nhau được biểu thị bằng một dấu chấm ở cuối, giữa hoặc trên cùng của dòng. Đối với một đoạn văn ngắn, một dấu chấm đã được đặt giữa dòng (-). Đây là nguồn gốc của khái niệm về một dấu phẩy, mặc dù tên của nó đã được sử dụng cho dấu câu thay vì đoạn văn mà nó phân tách. Dấu phẩy được sử dụng ngày nay là dấu gạch chéo, hoặc virgula suspensiva (/), được sử dụng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 để biểu hiện sự tạm dừng. Dấu phẩy hiện đại lần đầu tiên được Aldus Manutius sử dụng.

Một ví dụ khá điển hình về cách sử dụng dấu phẩy không chính xác gây thiệt hại về kinh tế. Chuyện xảy ra năm 2006 giữa hai công ty của Canada, đó là công ty cáp Rogers Communications ở Toronto, và công ty điện thoại, Bell Aliant. Cả hai đối mặt với một vụ tranh chấp dẫn đến hủy bỏ một hợp đồng giá trị hàng chục triệu đô la. Hãng Bell Aliant viện lý do một dấu phẩy đặt không đúng chỗ, khiến ý nghĩa hợp đồng mơ hồ về nghĩa vụ và cuối cùng khiến họ chấm dứt hợp đồng với Rogers Communications.

Dấu phẩy từng được con người phát minh từ thế kỷ thứ 3 TCN.
Dấu phẩy từng được con người phát minh từ thế kỷ thứ 3 TCN.

Hợp đồng có đoạn: “Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn năm (5) năm kể từ ngày thực hiện, và sau đó, là năm năm (5) tiếp theo, trừ khi và được chấm dứt trước một năm nếu có thông báo trước bằng văn bản của một trong hai bên” (Nguyên văn tiếng Anh: “This agreement shall be effective from the date it is made and shall continue in force for a period of five (5) years from the date it is made, and thereafter for successive five (5) year terms, unless and until terminated by one year prior notice in writing by either party”). Rogers Communications cho rằng hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ trước giai đoạn 5 năm cuối cùng được bắt đầu, còn Bell Aliant thì tuyên bố dấu phẩy giữa năm năm (5) tiếp theo, trừ khi  (“terms” and “unless”) cho phép họ có thể hủy bỏ hợp đồng bất cứ lúc nào. Trọng tài đứng về phía Bell Aliant, xử cho phép hủy hợp đồng. Cuộc tranh cãi về dấu phẩy khiến Rogers Communications tốn một triệu đô la Canada để theo đuổi kiện tụng.

Ảnh 2: Tranh chấp giữ 2 công ty Rogers Communications và Bell Aliant dẫn đến hợp đồng giá trị hàng chục triệu đô la.

James Joyce (1882 - 1941) là nhà văn, nhà thơ biệt xứ Ireland, được đánh giá là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, nổi tiếng với tiểu thuyết Ulysses (Bước ngoặt Ulyxơ -1922). Ulysses là tiểu thuyết gồm 3 phần được xuất bản lần đầu năm 1922. Với ẩn dụ về sử thi Odysseus, thủ pháp dòng ý thức và nội dung của Ulysses được nén chặt bằng những sự kiện miên man trôi theo suy tưởng của các nhân vật diễn ra chỉ trong một thời điểm duy nhất, ngày 16-6-1904, tác phẩm được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là một trong số những kiệt tác văn chương lớn nhất thế giới thế kỷ 20.

Vì dùng sai dấu phẩy, hãng Oakhurst Dairy đã bị thua kiện.
Vì dùng sai dấu phẩy, hãng Oakhurst Dairy đã bị thua kiện.

Mặc dù được bình chọn Top 100 tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ XX nhưng Ulysses cũng là cuốn tiểu thuyết có nhiều dấu ấn kỳ lạ. Đặc biệt là  69 trang cuối cùng, người đọc thực sự khó hiểu vì các dấu chấm câu. Cách viết của James Joyce trong những trang cuối cùng, mang một phong cách “chẳng giống ai”. Ông chỉ sử dụng tám câu mà không có dấu chấm. Khi các ấn bản của Ulysses được xuất bản, các dấu chấm câu thường được người đời thêm, chèn vào bản thảo viết tay của ông. Trong số này có một ấn bản, với hàng trăm dấu phẩy được thêm vào. Về sau, để đảm bảo tính nguyên bản, giới học giả đã phải chỉnh sửa khoảng 5.000 dấu phẩy không chính xác với chi phí lên tới 300.000 USD (tương đương 6,9 tỷ đồng tiền VN thời giá hiện nay).

Một cuộc tranh cãi tài chính diễn ra vô cùng gây cấn tại bang Maine (Mỹ) năm 2014 chỉ vì dấu phẩy. Chuyện xảy ra khi ba tài xế xe tải chở sữa kiện lại chủ nhân của họ, hãng Oakhurst Dairy, vì không được trả lương làm thêm giờ. Về phần mình, Oakhurst Dairy tuyên bố việc không trả tiền làm thêm giờ đã được nêu trong quy chế của công ty theo luật pháp bang. Theo luật Maine thì việc trả lương làm thêm giờ được miễn trừ. “Đóng hộp, chế biến, bảo quản, làm lạnh, sấy khô, tiếp thị, lưu kho, đóng gói để giao hàng hoặc phân phối [ba loại hàng hóa] (Nguyên văn tiếng Anh: “The canning, processing, preserving, freezing, drying, marketing, storing, packing for shipment or distribution of [three categories of goods]).

Tranh chấp tập trung xung quanh việc thiếu một dấu phẩy sau “giao hàng” (shipment). Luật pháp đề cập đến một hoặc hai hoạt động không?. Ba lái xe cho rằng việc thiếu một dấu phẩy có nghĩa, pháp luật chỉ đề cập đến hoạt động đóng gói chứ không phải việc phân phối tiếp theo, điều đó có nghĩa, ba lái xe bị nợ tiền lương làm thêm giờ. Ba lái xe đã tuân thủ đúng pháp luật, hoàn thành mọi thứ liên quan đến mặt hàng sữa. Kết quả, tòa án phán quyết ủng hộ ba lái xe và yêu cầu Oakhurst Dairy phải trả 50.000 USD cho mỗi người trong tổng số 127 lái xe của hãng.

Khắc Nam

(Theo Listversecom)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.