Đợi mưa ở hai đầu nỗi nhớ
14:29, 19/07/2010
Biển – rừng ơi! Nơi bắt đầu từ lòng mẹ Âu Cơ – huyền thoại ngàn đời mà vẫn mới. Dấu chân của Cha lên đại ngàn khai hoang lập dựng, Mẹ rẽ sóng đi tìm khát vọng phía khơi xa. Để muôn đời cháu con vẫn lắng nghe lời ru của biển, nhịp thở nồng cháy của nắng gió cao nguyên. Thiên nhiên đã tạo cho con người tình yêu sự sống, đó là hơi ấm, mạch nguồn vô tận ở hai đầu thương nhớ.
Trường Sa mùa này...
Cảm xúc chờ đợi những con mưa của lính đảo chúng tôi như là một khát vọng cháy bỏng. Vào cuối mùa khô, nơi cuối chân trời đã bắt đầu xuất hiện những vệt chớp và ì ầm tiếng sấm gọi mưa. Quãng thời gian giao mùa dài miên man như con sóng. Mái tôn cũng quằn lên giữa cái nắng lửa chói chang. Gió thổi rang khô những dải cát, phả vào đường hào công sự hầm hập. Lớp lớp sóng bạc đầu chồm lên bê tông chắn sóng, hất tung bọt nước lên cao như một điều thách thức của mùa biển mặn. Mấy tuần nay, nước sinh hoạt ở khẩu đội chúng tôi đã phải tiết kiệm triệt để. Nhìn những vạt mùng tơi, muống, cải… như lả đi vì thiếu nước, lòng chúng tôi cứ buồn buồn, thương thương. Sau mỗi buổi tập ở ngoài công sự, chúng tôi lại tranh thủ che chắn cho những màu xanh ấy. Tội nhất là lũ gà con, chỉ loanh quanh bươn cát dưới gốc cây bàng vuông. Cậu lính trẻ nhất tiểu đội: Lê Mô Y Thái – Chàng trai Tây Nguyên quê ở Buôn Ko Tam là đứa em út hồn nhiên, ít khi buồn, vậy mà mấy bữa rồi thường hay lặng lẽ dõi mắt về phía xa mỗi khi nhắc tới quê nhà. Mùa này ở buôn của Thái cũng đang khắc khoải mong mưa, khát nhất là mấy đám rẫy cà phê trồng được ba năm và bắt đầu cho trái.
Trường Sa mùa này...
Cảm xúc chờ đợi những con mưa của lính đảo chúng tôi như là một khát vọng cháy bỏng. Vào cuối mùa khô, nơi cuối chân trời đã bắt đầu xuất hiện những vệt chớp và ì ầm tiếng sấm gọi mưa. Quãng thời gian giao mùa dài miên man như con sóng. Mái tôn cũng quằn lên giữa cái nắng lửa chói chang. Gió thổi rang khô những dải cát, phả vào đường hào công sự hầm hập. Lớp lớp sóng bạc đầu chồm lên bê tông chắn sóng, hất tung bọt nước lên cao như một điều thách thức của mùa biển mặn. Mấy tuần nay, nước sinh hoạt ở khẩu đội chúng tôi đã phải tiết kiệm triệt để. Nhìn những vạt mùng tơi, muống, cải… như lả đi vì thiếu nước, lòng chúng tôi cứ buồn buồn, thương thương. Sau mỗi buổi tập ở ngoài công sự, chúng tôi lại tranh thủ che chắn cho những màu xanh ấy. Tội nhất là lũ gà con, chỉ loanh quanh bươn cát dưới gốc cây bàng vuông. Cậu lính trẻ nhất tiểu đội: Lê Mô Y Thái – Chàng trai Tây Nguyên quê ở Buôn Ko Tam là đứa em út hồn nhiên, ít khi buồn, vậy mà mấy bữa rồi thường hay lặng lẽ dõi mắt về phía xa mỗi khi nhắc tới quê nhà. Mùa này ở buôn của Thái cũng đang khắc khoải mong mưa, khát nhất là mấy đám rẫy cà phê trồng được ba năm và bắt đầu cho trái.
Toàn cảnh Đảo Phan Vinh - Quần đảo Trường Sa (Ảnh: T.M.T) |
Thật hạnh phúc bởi mỗi sớm mai lên được ngắm nhìn đảo nhỏ thân yêu với sự sáng trong, tươi mới, dịu mát đến xao lòng. Những ngày sống ở đây chúng tôi mới thực sự thấy được giá trị của những cơn mưa. đi qua cơn khát dài của mùa khô nơi đầu cực Đông Tổ quốc, lòng tôi lại canh cánh thương cái hanh hao bụi đỏ nơi phía đại ngàn Trường Sơn.
Mùa mưa ở Tây Nguyên...
Cùng như ở Trường Sa, trên Cao Nguyên mùa mưa năm nay đến muộn. Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên - nước là một biểu tượng thiêng liêng của sự sống. Đến với Tây Nguyên thời mở cửa, khi những nương rẫy cà phê, cao su đang được mở rộng và trải dài theo cánh chim Chơ Rao; cuối mùa khô khi những hồ đập cũng đã đi vào mực nước chết thì những giọt mưa đầu mùa còn quý hơn vàng.
Mùa mưa ở Tây Nguyên...
Cùng như ở Trường Sa, trên Cao Nguyên mùa mưa năm nay đến muộn. Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên - nước là một biểu tượng thiêng liêng của sự sống. Đến với Tây Nguyên thời mở cửa, khi những nương rẫy cà phê, cao su đang được mở rộng và trải dài theo cánh chim Chơ Rao; cuối mùa khô khi những hồ đập cũng đã đi vào mực nước chết thì những giọt mưa đầu mùa còn quý hơn vàng.
Sáu tháng mùa khô đã từ từ khép lại. Cơn mưa đầu mùa thật hối hả. Những hạt mưa hồn nhiên nông nổi đang tung tóe giữa trời. Mây sà xuống thấp, gió ào ào như thác cuốn tung mù bụi đỏ, rồi mưa mù trời cuốn phăng từng mảng đất đỏ nơi triền dốc. Cả một thảo nguyên mênh mang tràn ngập tiếng mưa. Mưa như hiểu lòng người, như muốn trả lại cho tất cả sự chờ đợi, khát khao, mong mỏi. Những chàng trai, cô gái Êđê ào ra từ những ngôi nhà dài hồn nhiên tắm mưa. Tiếng mưa như đánh thức những tiềm tàng phập phồng ẩn náu trong mỗi con người. Những tấm lưng trần của người con trai, vồng ngực căng tròn của thiếu nữ Banar như được tiếp thêm sinh lực mới. Cơn mưa đầu mùa hoang dại. Lẫn trong tiếng mưa là tiếng con thú gọi đàn… Mưa đã trả lại màu xanh tươi tắn cho đại ngàn, cho những dòng sông, con suối; tưới tắm cho ruộng nương, cây cỏ và con cá con tôm được vùng vẫy thỏa thuê. Tây Nguyên hai mùa mưa nắng, mùa khô là mùa cày xới, đất đỏ Bazan rắn rỏi phơi mình. Vạn vật muôn loài trải qua một mùa dài rám trải, thử thách với miền nắng gió và sức sống đang được bật lên từ đất. Sử thi Tây Nguyên đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta một hình tượng với khát vọng mạnh mẽ phi thường – chinh phục tình yêu, chinh phục nữ thần mặt trời, để bây giờ khát vọng tình yêu cháy bỏng ấy vẫn luôn sống mãi với người Tây Nguyên.
Bến quê (Ảnh: Đ.B.T) |
Mưa Tây Nguyên, mưa Trường Sa – Dòng cảm xúc ấy cứ dào dạt vỗ trong tôi. Cũng là những cơn mưa của quê hương mình sao mà lắng sâu đến vậy. Tháng sáu mùa mưa, dòng Sêrêpôk cuồn cuộn tung bọt trắng giữa đại ngàn xanh ngút, cũng chính là lúc ở nơi xa ấy đồng đội tôi không còn phải thao thức chờ mưa nữa. Ban mai đang lên giữa thảo nguyên: “Hoa Pơ Lang ơi sao mà em đẹp thế – Lòng vẫn chạnh lòng thương về phía bể – Muống biển lặng thầm tím biếc chờ ai – Biển rừng ơi xin thỏa chí lòng trai”.
Nha Trang, mùa mưa 2010
Xuân Tình - Duy Hoàn
Ý kiến bạn đọc