Gác rừng ở Chư Yang Sin
Từ 2 đến 3 lần/tháng tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa bàn phụ trách, những người lính kiểm lâm ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin lại gói ghém hành trang cho chuyến đi rừng dài ngày.
Cuộc “hành trình” được gói gọn trong chiếc ba lô với nào là bản đồ, la bàn, nào là thức ăn, chăn màn sẵn sàng cho chuyến đi hoặc 3, 4 ngày hoặc có thể là cả tuần. Dù đó là vất vả, khó khăn nhưng chính tình yêu và niềm say mê với rừng cùng với tinh thần lạc quan đã giúp các anh gắn bó với nghề “gác” rừng, góp phần giữ màu xanh cho những cánh rừng ở Chư Yang Sin …
“Có lạc quan thì mới thấy yêu cuộc sống và trân trọng những gì mình có các chị à! Như cái nghề của chúng tôi này, quanh năm suốt tháng ăn dầm ở dề với rừng. 1 tháng 30 ngày thì đã gần 20 ngày ngủ với rừng rồi” Anh Kiều Thế Tình, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm số 4 của Vườn chia sẻ.
Chuẩn bị cho một chuyến đi rừng 5-7 ngày với đầy đủ “lương khô” được mỗi người tự gói ghém vào trong một ba lô
Công cụ hỗ trợ cho hành trình xuyên rừng là một chiếc gậy khá đa năng, vừa dùng để dò đường vừa dùng để chống đi ở những đoạn đường dốc và trơn.
Vượt suối, khá nguy hiểm nhất là vào những ngày mưa khi dòng nước chảy xiết
Trảng cỏ là một trong những hệ sinh thái đặc trưng của rừng, tuy bằng phẳng nhưng cũng chứa nhiều hiểm nguy vì là nơi có nhiều loài móng guốc ra kiếm ăn nên người dân thường hay đặt bẫy.
Bếp được nhóm lên giữa rừng....
Bữa cơm vội vàng để tiếp tục chuyến đi
Tất cả đang cùng lên kế hoạch để tiến sâu vào rừng
Những bước chân tiếp tục xuyên rừng
Lán trại được dựng lên cho một ngày bước chân không mỏi
Chút lãng mạn hiếm hoi của người lính gác rừng...
Dòng sông Krông Nô nơi tiếp giáp với địa phận của tỉnh Lâm Đồng, điểm cuối cùng của một chuyến đi và cũng là điểm khởi đầu cho một hành trình ngược về...
Lê Hương
Ý kiến bạn đọc