Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Súp: Lâm tặc ngang nhiên chặt phá rừng

21:19, 05/08/2011

Nạn chặt phá rừng trên một số địa bàn ở tỉnh ta đang ngày càng trở nên nhức nhối khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Việc quản lý và bảo vệ rừng đã thực sự chặt chẽ  chưa? Do lực lượng kiểm lâm mỏng hay có sự bao che, thông đồng? Điều đau lòng là nhiều khu rừng (kể cả rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, hay vườn quốc gia…) đều đã bị tàn phá, lấn chiếm. Điển hình là tại huyện Ea Súp, lâm tặc ngang nhiên chặt phá rừng ngay giữa ban ngày, bên cạnh đường liên huyện và cách các điểm chốt chặn, trạm kiểm lâm, trụ sở Công ty lâm nghiệp chưa đầy 100 m.

Dưới đây là những hình ảnh Phóng viên Báo Dak Lak ghi nhận được trong ngày 28- 7- 2011 tại tuyến đường liên huyện nối giữa tỉnh lộ 1 (thuộc địa phận huyện Ea Súp) với xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar (dọc trên đoạn đường dài khoảng 12 km có tới 5 đơn vị quản lý bảo vệ rừng là: xã Cư Mlan, Công ty TNHH Anh Quốc, Công ty Vinamit, Công ty lâm nghiệp Cư Mlan, lâm trường Buôn Đôn):

 

d
Từ tỉnh lộ 1 (địa phận của huyện Ea Súp) rẽ sang tuyến đường liên huyện đi qua huyện Cư Mgar, một thân cây gỗ cà chít mới bị cưa nằm chắn ngang trên đường

 

c
Cành, ngọn của những cây cà chít khác bị bỏ lại ven đường
d
Đi thêm chừng 100 m lại xuất hiện một thân cây cà chít nữa có đường kính khoảng 25 cm nằm trên đường, dấu cắt còn mới nguyên (2 bên đoạn đường này là rừng thuộc Công ty TNHH Anh Quốc và xã Cư Mlan, huyện Ea Súp quản lý)
g
Cây bị cắt cụt bên đường đi (rừng do xã Cư Mlan quản lý)
v
Và cả cây mới bị đốn hạ (rừng thuộc Công ty TNHH Anh Quốc quản lý)
s
Cách tuyến đường liên huyện trên chừng 20m, nhiều cây gỗ trong rừng thuộc lâm trường Buôn Đôn (huyện buôn Đôn) quản lý cũng mới bị đốn hạ
xxd
một khúc gỗ bị  chừa lại
d
Cả gốc cây có đường kính 50 cm còn hăng mùi nhựa
c
Thảm cảnh tại tiểu khu 296 thuộc Công ty lâm nghiệp Cư Mlan quản lý
Đó là những lý do mà gỗ lậu bị bắt giữ tại Hạt kiểm lâm Ea Súp luôn nhiều
Đó là những lý do vì sao gỗ lậu bị bắt giữ tại Hạt kiểm lâm Ea Súp lại nhiều như vậy.

 

Lê Thành

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.