Multimedia Đọc Báo in

Một chiều ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Dak Lak

17:17, 13/10/2014

Cứ mỗi chiều chủ nhật hằng tuần, các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Dak Lak lại háo hức chờ đón các anh, chị sinh viên của Câu lạc bộ Giải pháp xanh Trường Đại học Tây Nguyên. Không chỉ vì được các anh chị tổ chức vui chơi, sinh hoạt mà các em còn được hướng dẫn thêm những kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống...

Một số hình ảnh tại Trung tâm vào một chiều chủ nhật:

a
Chiều chủ nhật hằng tuần, các khoảng sân tại Trung tâm lại vang lên những tiếng cười trong trẻo của các em thiếu nhi tại đây
Các em được học hỏi những kỹ năng và giao lưu
Các em được học kỹ năng trao đổi, giao lưu 
a
Các bạn sinh viên trong CLB Giải pháp xanh tổ chức ôn tập văn hóa cho các em...    
Các bạn sinh viên luôn cố gắng tạo cho các em tính chủ động khi học tập
Tận tình hướng dẫn, tạo hứng thú cho các em khi học tập
Không chỉ dạy học mà các bạn sinh viên còn nhận chăm sóc người già khi có thể
Các bạn trong CLB dành thời gian chăm sóc người già neo đơn 
Tặng những món quà tuy nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa
Tặng các bà những món quà tuy nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa
K
Dạy học và chăm sóc các em khuyết tật tại Trung tâm
a
Em Nguyễn Hữu Thắng (sinh năm 1997) bao năm chỉ nằm một chỗ, nay đã nhận biết được mặt chữ
aa
Niềm vui của em Phạm Thị Thu Hằng (áo hoa xanh), bị tật ở chân khi được các anh chị hướng dẫn học bài. Ước mơ của Hằng là có thể làm được những đồ lưu niệm bán cho du khách, để tự nuôi bản thân.
l
Tại Trung tâm này có nhiều trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi từ nhỏ...
Giờ đây bé Mai đã có thể phát âm tròn vành, rõ chữ
Bé Nguyễn Thị Kim Mai là một trong những đứa trẻ như thế. Được sự hướng dẫn của các anh chị sinh viên, giờ đây bé đã có thể phát âm tròn vành, rõ chữ
s
Không chỉ hướng dẫn các bé học, vui chơi, các bạn sinh viên trong CLB còn chăm chút, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ bằng những cử chỉ yêu thương như thế này 

Hoàng Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.