Multimedia Đọc Báo in

Nghề dưới …"âm phủ"

16:12, 28/10/2014

Ngày làm dưới “âm phủ”, tối ngủ trên “trần gian” là cụm từ so sánh dí dỏm về những công nhân làm nghề nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước thải.

Theo chân các công nhân Xí nghiệp thoát nước Buôn ma Thuột (Công ty TNHH Một thành viên đô thị và môi trường Dak Lak) đang nạo vét cống trên hệ thống thoát nước Quốc lộ 26 đoạn qua phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột, phóng viên Dak Lak online ghi lại một số hình ảnh về công việc này:

 

 
 

 

Để mở nắp hố ga, các công nhân phải dùng xà beng cạy rồi tập trung nhiều người nâng lên
Trước khi nạo vét lòng cống, các công nhân dùng xà beng cạy mở nắp hố ga, hơi nóng từ dưới hố bốc lên hầm hập, toả mùi hôi thối nồng nặc

 

Hố ga sâu hơn 2 mét, mỗi lần lên xuống đều phải có người giúp đỡ
Miệng hố ga nhỏ và sâu hơn 2 mét, mỗi lần lên xuống đều phải có người giúp đỡ

 

Dưới hố ga, anh Trương Quang Đắc phải khom người, dùng xẻng chui hẳn vào lòng ống cống để xúc bùn và rác cho vào xô
Dưới hố ga, anh Trương Quang Đắc phải khom người, thậm chí chui hẳn vào lòng cống và dùng xẻng  xúc bùn và rác cho vào xô. Làm việc được một lúc, áo anh ướt sũng vì mồ hôi và nước cống

 

                 Nghề nạo vét cống thường xuyên tiếp xúc với mùi hôi, bùn đen và rác thải, thậm chí còn dễ gặp nguy hiểm vì đụng phải kim tiêm, kim loại nhọn

           Công việc nạo vét cống thường xuyên tiếp xúc với mùi hôi, bùn đen và đủ loại rác thải,                     thậm chí còn dễ gặp nguy hiểm vì đụng phải kim tiêm, mảnh chai, kim loại nhọn...

Phía trên miệng hố, một công nhân khác phải rất vất vả dùng dây kéo xô đựng đầy chất thải lên
Phía trên miệng hố, một công nhân khác dùng dây kéo xô đựng đầy chất thải lên, hơi nóng và mùi hôi xộc thẳng vào người

 

Chất thải được cho vào xe chuyên dụng chở đi đổ nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đó cũng là khi công việc nạo vét công của các công nhân kết thúc
Từng xô chất thải được cho vào xe chuyên dụng để chở đi đổ đúng nơi qui định.

 Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.