Multimedia Đọc Báo in

Rộn ràng mùa thu hoạch mắc ca

16:56, 23/08/2018

Những ngày này, tại các khu vườn mắc ca ở huyện Krông Năng, người dân đang háo hức thu hoạch loại quả được mệnh danh là "Nữ hoàng quả khô".

Năm nay, giá mắc ca tươi khoảng 90.000 - 100.000 đồng/kg nên người dân rất phấn khởi. Không chỉ được mùa, được giá, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã đầu tư cơ sở vật chất để chế biến các sản phẩm từ mắc ca, bảo đảm đầu ra cho người nông dân, khiến họ an tâm hơn trong việc thu hoạch loại cây này.

Một số hình ảnh về mùa thu hoạch mắc ca tại huyện Krông Năng

A
Huyện Krông Năng hiện có hơn 300 ha mắc ca, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, nhiều vườn cây đã cho thu hoạch với năng suất 3,5 tấn/ha.

  

A
Người nông dân chỉ thu hái những chùm quả đã chín, khi vỏ chuyển từ màu xanh sang nâu. 

 

A
Quả mắc ca sau đó được tách bằng máy 

 

A
Sau khi tách vỏ tươi, công nhân sẽ lọc lại một lần nữa những hạt mắc ca chưa bảo đảm chất lượng

 

A
Được mùa, được giá nên việc thu mua hạt mắc ca diễn ra rất nhộn nhịp

 

IMG_9288-2.jpg
Hàm lượng dầu trong hạt mắc ca rất cao, không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nên để bảo quản, người dân và các cơ sở thu mua đều làm mái che để phơi hạt mắc ca

 

IMG_9189-2.jpg
Hạt mắc ca được đưa vào máy sấy tránh tình trạng lên men và bị thối.

 

A
Bảo quản hạt mắc ca trong các kho chứa đạt tiêu chuẩn

 

A
Khác với nhiều loại cây trồng chỉ thu mua sản phẩm, nhiều cơ sở ở huyện Krông Năng đã đầu tư trang thiết bị để sản xuất, chế biến các sản phẩm và xây dựng thương hiệu mắc ca

 

A
Tiến hành đóng gói bao bì trước khi đưa ra thị trường

 

A
Với sự đầu tư bài bản về trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản và sản xuất, nhiều thương hiệu hạt mắc ca ở huyện Krông Năng đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, góp phần giúp "đầu ra" của cây mắc ca ở đây đang dần ổn định.

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.