Multimedia Đọc Báo in

Quốc lộ 14 đoạn qua thị xã Buôn Hồ: Cứ mưa lớn là ngập

15:57, 10/09/2018

Quốc lộ 14, đoạn đi qua thị xã Buôn Hồ thường xuyên ngập úng do mưa lớn. 

Theo phản ánh của người dân ở đây, cứ hễ trời mưa lớn là đoạn đường này thường xuyên ngập úng khiến cho việc lưu thông của người dân và các phương tiện gặp nhiều khó khăn. Đơn cử vào chiều 9-9, trận mưa lớn kéo dài từ 15 giờ đến khoảng 16 giờ 30 đã làm cho tuyến đường dài hơn 500m ngập trong nước, có nơi ngập sâu 0,5 m.

Ông Phạm Phú Lộc, Phó Chủ tịch UBND thị xã Buôn Hồ cho biết, tuyến đường Quốc lộ 14 đoạn qua thị xã dù đã có hệ thống cống nước lớn nhưng cửa thoát nước nhỏ nên nước rút không kịp và hệ thống mương dọc các trục đường trung tâm thị xã không có do đó nước thoát không kịp dẫn đến ngập. 

Để khắc phục tình trạng trên, UBND thị xã Buôn Hồ chỉ đạo các đội vệ sinh môi trường nhanh chóng thu gom rác thải và lá cây khi mưa xuống. Đồng thời đã có văn bản trình lên các cơ quan chức năng để sớm có biện pháp hữu hiệu xử lý vấn đề trên.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên ghi lại sau cơn mưa chiều 9-9:

Biển nước mênh mông tại trung tâm Thị xã Buôn Hồ.
Tuyến Quốc lộ 14 đoạn qua thị xã Buôn Hồ trở thành "biển nước".

DObkkhkjgf
 Người tham gia giao thông phải vào vỉa hè, không dám di chuyển.
Xe ô tô chết máy dưới biển nước trên đường bộ.
Có đoạn nước ngập sâu khiến xe ô tô cũng bị chết máy.

 

Lưu thông trên đoạn đường Quốc lộ 1A lúc 17 giờ 30 vẫn còn ùn tắc cục bộ.
Đến 17 giờ 30, giao thông trên Quốc lộ 14 đoạn qua thị xã Buôn Hồ vẫn còn ùn tắc cục bộ.

 Hoàng Ân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.