Multimedia Đọc Báo in

Giao Công ty SJC gia công vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước

11:07, 24/08/2012

Liên quan đến hoạt động sản xuất vàng miếng, ngày 23-8-2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Quyết định số 1623/QĐ-NHNN về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc ban hành Quyết định 1623 là cơ sở để NHNN tổ chức sản xuất vàng miếng căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường. Theo đó, NHNN giao Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC (Công ty SJC) gia công vàng miếng cho NHNN. Đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, có uy tín, bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vàng miếng và chiếm trên 90% thị phần vàng miếng cả nước. Do đó, để tiết kiệm chi phí của xã hội, NHNN không thành lập bộ máy, nhập dây chuyền sản xuất thương hiệu vàng miếng mới mà sẽ sử dụng dây chuyền sản xuất và thương hiệu vàng miếng của Công ty SJC. Công ty SJC không được tiếp tục sản xuất vàng miếng mà chỉ được gia công vàng miếng SJC 99,99% cho NHNN theo chỉ đạo của NHNN về hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng và dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của NHNN.
Quyết định 1623 tạo cơ sở pháp lý để NHNN tổ chức sản xuất vàng miếng nhằm bổ sung nguồn cung vàng miếng, can thiệp thị trường khi cần thiết cũng như cho phép thực hiện việc chuyển đổi vàng miếng khác sang vàng miếng SJC và gia công lại vàng miếng SJC móp méo, biến dạng.
Trong ngày 23-8-2012, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 24/2012/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29-4-2011 của Thống đốc NHNN. Theo đó, Thống đốc NHNN sẽ xem xét, cho phép việc vay và cho vay vốn bằng vàng giữa một số TCTD trong trường hợp đặc biệt để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Quyết định 1623 và Thông tư 24 có hiệu lực thi hành từ ngày 23-8-2012.

L.N (soạn lại)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.