Multimedia Đọc Báo in

Nhóm hàng thực phẩm đua nhau tăng giá

22:50, 24/11/2010
Tuần qua, mặt hàng thực phẩm đua nhau tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống.
rau
Người mua tần ngần trước các loại rau củ đều tăng giá
Tại chợ đầu mối rau quả Buôn Ma Thuột, giá bán sỉ rau củ thay đổi từng ngày, kéo theo giá bán lẻ ở các chợ trên địa bàn cũng biến động với mức tăng từ 20 -50% so với cuối tháng 10. Những loại rau lá như cải, dền, muống, mùng tơi…có giá 10.000 -12.000 đồng/kg, tăng thêm 3.000 -5.000 đồng/kg, xà lách 30.000 -33.000 đồng/kg; rau bông như súp lơ tùy loại trắng hay xanh có giá 35.000 - 40.000 đồng/kg; rau quả như bầu, bí, mướp giá 12.000-15.000 đồng/kg; đặc biệt các loại củ như cà rốt, khoai tây tăng giá gần gấp đôi, hiện ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg. Giá các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản cũng tăng thêm 5.000 - 10.000 đồng/kg, hiện giá thịt bò ở mức 120.000 -140.000 đồng/kg, thịt heo 60.000-70.000 đồng/kg,  thịt gà ta làm sẵn 85.000 - 95.000 đồng/kg, cá lóc, cá rô đồng 65.000-70.000 đồng/kg, mặt hàng trứng tươi tăng thêm 3.000-5.000 đồng/chục, hiện dao động ở mức 20.000 đồng/chục trứng gà công nghiệp, 28.000 đồng/chục trứng vịt…
xúc xích
Thực phẩm chế biến sẵn cũng có bảng báo giá mới
Bên cạnh đó, thực phẩm công nghệ cũng đều tăng giá. Các mặt hàng ăn sẵn chế biến từ thịt, cá như xúc xích, dăm bông, giò, chả…có mức tăng 5-15%. Dầu ăn các loại tăng từ 3.000-5.000 đồng/lít. Mặt hàng tăng mạnh nhất là đường tinh luyện, hiện có giá 23.000-24.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Chịu tác động lớn từ giá đường, các mặt hàng thuộc nhóm bánh kẹo và đồ uống cũng tăng theo với mức tăng từ 5 - 15%. Theo giới kinh doanh, nhóm hàng thực phẩm sẽ còn tăng từ  nay đến Tết Nguyên đán, nhưng do nguồn cung khá dồi dào nên mức tăng không mạnh lắm.
 
Hoa Hồng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.