Multimedia Đọc Báo in

Tôn vinh các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam

09:17, 20/06/2010
Chào mừng 50 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam (1960-2010), Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Lễ vinh danh và trao tặng "Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2009".
 

Ảnh: H.H

Xích lô tham quan phố cổ Hội An là loại hình dịch vụ du lịch được du khách đánh giá cao    Ảnh: H.H

Đây là giải thưởng chính thống của ngành do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam chủ trì thực hiện từ năm 1999 đến nay nhằm tôn vinh các công ty lữ hành, khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam. Dự kiến, lễ trao giải lần này tổ chức vào ngày 29-6-2010 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Ông Nguyễn Phú Đức- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam- cho biết, Giải thưởng Du lịch Việt Nam được tiến hành hàng năm theo quy trình chặt chẽ, minh bạch và phù hợp với từng loại hình kinh doanh du lịch. Việc xét chọn các doanh nghiệp tiêu biểu nhất để vinh danh do một hội đồng tiến hành trên cơ sở định tính, định lượng cụ thể được tính thành điểm.

 Ban tổ chức sẽ trao 30 giải thưởng cho khách sạn (10 giải cho khách sạn 3 sao, 10 giải cho khách sạn 4 sao, 10 giải cho khách sạn 5 sao); 20 giải thưởng cho doanh nghiệp lữ hành (10 giải cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 10 giải cho doanh nghiệp lữ hành nội địa, 2 giải cho doanh nghiệp lữ hành năng động và sáng tạo)  và 15 giải thưởng cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (5 giải cho doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch, 10 giải cho cơ sở kinh doanh mua sắm dịch vụ du lịch). Đặc biệt, trong buổi lễ, sẽ vinh danh 19 khách sạn có thành tích xuất sắc về môi trường, đã được tổ chức của ASIAN tặng danh hiệu "Khách sạn xanh."

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường lạc quan cho rằng, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, khả năng vượt chỉ tiêu đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 là hoàn toàn nằm trong tầm tay.
 
Theo CTO

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.