10 chứng bệnh cần chườm nóng
Từ lâu, việc dùng khăn nóng chườm lên vùng cơ thể bị đau nhức đã là thói quen của rất nhiều người. Bởi, theo Đông Y, “ấm tất thông, thông tất bất thống” ( Ấm chắc chắn sẽ thông, thông chắc chắn sẽ không đau). Chườm khăn nóng có 10 tác dụng bảo vệ sức khỏe như sau:
Chườm nóng là một cách làm giảm đau hiệu qủa. |
2. Phòng chống ù tai, điếc tai: Phủ khăn chườm lên phía trên tai hoặc nhẹ nhàng xoa bóp, như thế có thể cải thiện tuần hoàn máu vùng tai, phòng chống chứng tai điếc do thiếu máu gây ra.
3. Cải thiện hoa mắt, chóng mặt: Đặt khăn chườm vào sau gáy, mỗi lần khoảng mấy phút, như thế có thể kích thích huyệt vị của não sau, có thể cải thiện một phần các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, còn có thể nâng cao khả năng phản ứng và tư duy.
4. Trị chứng cứng đơ ở cổ: Người bị chứng đơ cổ nhẹ có thể dùng khăn chườm đắp vào chỗ cứng đơ đồng thời phối hợp với việc vận động vùng cổ. Đầu từ từ cong về phía trước, nhẹ nhàng chuyển động theo hướng trước sau và trái phải.
5. Phòng trị bệnh cột sống: Các chứng bệnh cột sống trong giai đoạn đầu như cứng cổ, nhức mỏi hoặc sau khi bị nhiễm lạnh cảm thấy hơi đau nhức có thể dùng khăn chườm nóng để cải thiện các triệu chứng trên, thúc đẩy máu lưu thông, giảm nhẹ chứng co rút cơ bắp, phòng chống bệnh cột sống.
6. Giảm đau lưng mãn tính: Khi đau lưng dùng khăn chườm nóng có thể giảm nhẹ triệu chứng đau.
7. Giảm đau nhức vùng mông: Cơ bắp vùng mông cứng lại một nửa nguyên nhân là do đau nhức vì không hoạt động, ngồi lâu hoặc đau căng da. Lúc này bạn có thể nắm sấp dùng khăn chườm vào chỗ đau, có thể giảm nhẹ được đau nhức.
8. Chữa đau bụng kinh hoặc đau bụng do bị lạnh: Phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do bị lanh có thể dùng khăn nóng chườm lên bụng, như thế sẽ có tác dụng hóa giải máu tụ, thông khí giảm đau.
9. Chấn thương do ngã: Khi vận động bị chấn thương không nên lập tức chườm khăn nóng. Sau khi bị thương 2-3 hôm, nếu không chảy máu hoặc không sưng tấy, lúc này có thể chườm khăn nóng để giảm nhẹ đau nhức.
10. Sưng chai cứng do tiêm: Nhẹ nhàng đặt khăn chườm vào vùng sưng và chai cứng do tiêm nhiều gây ra, mỗi lần 30 phút, vừa chườm vừa xoa bóp nhẹ giúp máu lưu thông ở vùng bị chai cứng và đẩy nhanh sự hấp thụ của thuốc.
Một lưu ý khi chườm khăn nóng là nên chọn khăn sạch sẽ, được ngâm trong nước có nhiệt độ từ 40 -50oC và nên sử dụng khăn bông mềm để đạt hiệu quả cao. Thông thường khoảng 5 phút thay khăn một lần, mỗi lần chườm kéo dài khoảng 15 -20 phút, mỗi ngày chườm 3 - 4 lần.
Kim Oanh (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc