Multimedia Đọc Báo in

Ăn đậu nành giúp ngừa ung thư, giảm sỏi thận

14:09, 08/07/2010

Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 - 25% glucose, 15 - 20% chất béo, 35 - 40% chất đạm với đủ các loại amino axit cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất. So với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100g đậu nành có 411 calo; 34g đạm; 18g béo; 165 mg calcium; 11mg sắt. Trong khi đó, thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21g đạm; 9g béo; 10mg calcium và 2,7mg sắt.

Ảnh minh họa

Đậu nành có nhiều đạm chất nên được coi như “thịt không xương”. Đạm này rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đặc biệt, trong đậu nành có isoflavones, một chất tương tự như kích thích tố nữ estrogen. Vì thế, nó được mệnh danh là estrogen thảo mộc (phyto - estrogen) và đóng vai trò quan trọng với sức khoẻ phụ nữ. Estrogen là kích thích tố tự nhiên được noãn sào tiết ra, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ quan sinh dục chính (tử cung, ống dẫn trứng) và sự nẩy nở của cơ quan sinh dục phụ như nhũ hoa, làm xương chậu có hình bầu dục rộng hơn để sinh đẻ dễ dàng. Estrogen còn cần để duy trì một sức khoẻ tốt cho sự tân tạo và tu bổ xương, cho hệ thống tim mạch, cho não bộ.
Trung bình mỗi ngày, một người cần 50mg isflavones, số lượng này có đủ trong 30g đậu nành rang, 1 ly sữa đậu nành, 1/2 miếng đậu phụ, 1/2 ly bột đậu.

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ gây một số loại ung thư có liên hệ tới kích thích tố như ung thư vú, tử cung, tuyến giáp. Ngoài ra, với người mắc bệnh thận, các chức năng thận suy yếu thì sử dụng đạm thực vật như đậu nành để thay thế cho đạm động vật sẽ là một phương thức trị liệu giúp giảm số lượng protein trong nước tiểu để thận bớt phải làm việc quá sức. Hơn nữa, chất đạm có trong đậu nành còn  làm giảm nguy cơ bệnh sỏi thận bằng cách không để canxi thất thoát qua nước tiểu.

Kim Oanh (tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.