Nhôm và sức khỏe con người
10:17, 24/07/2010
Là kim loại chiếm tỷ lệ cao nhất ở vỏ trái đất (8%), nhôm (aluminum) được tìm thấy trong đất, nước và không khí. Đặc điểm vật lý và hóa học của nhôm biến nó thành một loại kim loại lý tưởng, được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chế tạo thân máy bay cho tới sản xuất thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng nhà bếp và các vật dụng sinh hoạt khác.
Nhôm vào cơ thể từ những nguồn khác nhau, nhôm hiện diện trong khắp môi trường sống và trong nhiều sản phẩm tiêu dùng, con người không thể tránh được việc phơi nhiễm nhôm ở một mức độ nào đó, từ những nguồn chủ yếu sau:
Thực phẩm:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhôm hiện diện tự nhiên trong đa số thực phẩm hoặc trong thực phẩm có chất phụ gia có chứa nhôm. Nhôm cũng có thể xâm nhập vào thực phẩm từ các công cụ nấu nướng (nồi, chảo, ấm...), vật dụng sinh hoạt và các loại bao gói... Nhưng nhiều nghiên cứu đến nay cho thấy lượng nhôm từ những nguồn này là không đáng kể, nếu những vật dụng như thế được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn.
Thực phẩm có nhôm cao là khoai tây và trà. Những sản phẩm chế biến từ sữa, bột mì và sữa dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có thể có hàm lượng nhôm cao nếu chúng có chứa chất phụ gia có nhôm.
Dược phẩm:
Theo WHO, lượng nhôm vào cơ thể hằng ngày có thể tăng mạnh ở những người sử dụng thuốc có hàm lượng nhôm cao như antacid (chất làm giảm acid trong dạ dày). WHO ước tính những ai sử dụng đều đặn những dược phẩm như thế có thể đưa nhôm vào cơ thể ở mức 5g mỗi ngày.
Nước uống:
Theo WHO, nồng độ nhôm trong các nguồn nước tự nhiên trên thế giới khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào các đặc điểm lý - hóa và khoáng vật học ở từng nơi.
Nồng độ nhôm hòa tan trong các nguồn nước có giá trị pH gần mức trung tính thường từ 0,001 đến 0,05 mg/lít trong nước chứa nhiều chất hữu cơ.
Đối với nguồn nước bị nhiễm acid nặng, nồng độ nhôm hòa tan có thể đạt đến mức 90mg/lít. Lượng nhôm vào cơ thể qua nước uống là rất nhỏ, nhưng một số nhà khoa học cho rằng nhôm trong nước uống được cơ thể hấp thụ tốt hơn nhôm trong thực phẩm.
Ngay cả khi nhôm đạt mức cao nhất cho phép trong nước uống là 0,2 mg/lít theo tiêu chuẩn châu Âu, nếu một người uống 2 lít nước/ngày thì lượng nhôm vào cơ thể chỉ là 0,4mg, tức không bằng 1/10 mức trung bình của lượng nhôm vào cơ thể hàng ngày từ thực phẩm.
Trong nhiều trường hợp, mức nhôm tăng cao trong nước có liên quan đến độ pH thấp hơn 5,5 hoặc nguồn nước có chứa nhiều chất hữu cơ. Nói chung, nồng độ nhôm trong nước rất khác nhau tùy theo chất lượng nguồn nước.
Không khí:
Lượng nhôm vào cơ thể từ không khí không bị ô nhiễm nói chung là rất thấp, dưới 4 microgram/ngày. Tuy nhiên, tại các khu vực công nghiệp, nơi mà lượng nhôm trong không khí cao hơn rất nhiều, lượng nhôm đưa vào cơ thể có thể đạt đến 100 microgram/ngày. Những công nhân phơi nhiễm nhôm do đặc điểm nghề nghiệp có thể hít phải một lượng nhôm từ 3,5 - 7 mg/ngày.
Nhôm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?
Việc hấp thụ nhôm của cơ thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều nhân tố, như loại hợp chất nhôm, thành phần của thực phẩm được ăn, tuổi tác và sức khỏe của người sử dụng thực phẩm có chứa nhôm.
Có những nghiên cứu cho thấy có thể có sự liên quan giữa lượng nhôm đưa vào cơ thể với bệnh xơ cứng và teo cơ bên. Ngoài ra nhiều nghi vấn cũng đặt ra về nguy cơ sức khỏe tiềm tàng đối với những trẻ em uống sữa có chứa nhôm.
Nhôm vào cơ thể từ những nguồn khác nhau, nhôm hiện diện trong khắp môi trường sống và trong nhiều sản phẩm tiêu dùng, con người không thể tránh được việc phơi nhiễm nhôm ở một mức độ nào đó, từ những nguồn chủ yếu sau:
Thực phẩm:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhôm hiện diện tự nhiên trong đa số thực phẩm hoặc trong thực phẩm có chất phụ gia có chứa nhôm. Nhôm cũng có thể xâm nhập vào thực phẩm từ các công cụ nấu nướng (nồi, chảo, ấm...), vật dụng sinh hoạt và các loại bao gói... Nhưng nhiều nghiên cứu đến nay cho thấy lượng nhôm từ những nguồn này là không đáng kể, nếu những vật dụng như thế được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn.
Thực phẩm có nhôm cao là khoai tây và trà. Những sản phẩm chế biến từ sữa, bột mì và sữa dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có thể có hàm lượng nhôm cao nếu chúng có chứa chất phụ gia có nhôm.
Dược phẩm:
Theo WHO, lượng nhôm vào cơ thể hằng ngày có thể tăng mạnh ở những người sử dụng thuốc có hàm lượng nhôm cao như antacid (chất làm giảm acid trong dạ dày). WHO ước tính những ai sử dụng đều đặn những dược phẩm như thế có thể đưa nhôm vào cơ thể ở mức 5g mỗi ngày.
Nước uống:
Theo WHO, nồng độ nhôm trong các nguồn nước tự nhiên trên thế giới khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào các đặc điểm lý - hóa và khoáng vật học ở từng nơi.
Nồng độ nhôm hòa tan trong các nguồn nước có giá trị pH gần mức trung tính thường từ 0,001 đến 0,05 mg/lít trong nước chứa nhiều chất hữu cơ.
Đối với nguồn nước bị nhiễm acid nặng, nồng độ nhôm hòa tan có thể đạt đến mức 90mg/lít. Lượng nhôm vào cơ thể qua nước uống là rất nhỏ, nhưng một số nhà khoa học cho rằng nhôm trong nước uống được cơ thể hấp thụ tốt hơn nhôm trong thực phẩm.
Ngay cả khi nhôm đạt mức cao nhất cho phép trong nước uống là 0,2 mg/lít theo tiêu chuẩn châu Âu, nếu một người uống 2 lít nước/ngày thì lượng nhôm vào cơ thể chỉ là 0,4mg, tức không bằng 1/10 mức trung bình của lượng nhôm vào cơ thể hàng ngày từ thực phẩm.
Trong nhiều trường hợp, mức nhôm tăng cao trong nước có liên quan đến độ pH thấp hơn 5,5 hoặc nguồn nước có chứa nhiều chất hữu cơ. Nói chung, nồng độ nhôm trong nước rất khác nhau tùy theo chất lượng nguồn nước.
Không khí:
Lượng nhôm vào cơ thể từ không khí không bị ô nhiễm nói chung là rất thấp, dưới 4 microgram/ngày. Tuy nhiên, tại các khu vực công nghiệp, nơi mà lượng nhôm trong không khí cao hơn rất nhiều, lượng nhôm đưa vào cơ thể có thể đạt đến 100 microgram/ngày. Những công nhân phơi nhiễm nhôm do đặc điểm nghề nghiệp có thể hít phải một lượng nhôm từ 3,5 - 7 mg/ngày.
Nhôm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?
Việc hấp thụ nhôm của cơ thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều nhân tố, như loại hợp chất nhôm, thành phần của thực phẩm được ăn, tuổi tác và sức khỏe của người sử dụng thực phẩm có chứa nhôm.
Có những nghiên cứu cho thấy có thể có sự liên quan giữa lượng nhôm đưa vào cơ thể với bệnh xơ cứng và teo cơ bên. Ngoài ra nhiều nghi vấn cũng đặt ra về nguy cơ sức khỏe tiềm tàng đối với những trẻ em uống sữa có chứa nhôm.
Nguyệt Ánh
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc