Multimedia Đọc Báo in

Thông tin mới về bệnh cao huyết áp

08:36, 14/12/2010

1.Thực đơn nhiều đường làm gia tăng bệnh cao huyết áp
Các chuyên gia ở ĐH Colorado (Mỹ) vừa kết thúc nghiên cứu từ năm 2003 ở 4.528 người độ tuổi từ 18 tuổi không có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp và phát hiện thấy nhóm ăn nhiều chất ngọt, đường (fructose) là nhóm có rủi ro mắc bệnh cao huyết áp cao nhất. Các món ăn nhiều chất ngọt rất đa dạng như bánh kẹo, nước giải khát, xôđa, côca… Cụ thể những người tiêu thụ trên 74 gam fructose/ngày, tương đương khoảng 2,5 lon nước giải khát thì huyết áp tăng từ 20% đến 77% (từ 135/85 đến 160/100 mmHg) so với mức huyết áp bình thường (120/80 mmHg). Với nghiên cứu trên cho thấy đường có ảnh hưởng lớn đến huyết áp, vì vậy mọi người cần xem lại thực đơn của mình, giảm ăn đường và muối để bảo đảm sức khỏe lâu dài.

2. Không được bú mẹ khi trưởng thành dễ mắc bệnh cao huyết áp
Đó là kết luận được rút ra từ nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Haward (Mỹ). Theo nghiên cứu này, việc nuôi con bằng sữa mẹ có ích cho cả sản phụ lẫn trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần và khi trưởng thành không bị bệnh cao huyết áp. Đơn giản là trong sữa mẹ giàu hàm lượng axít béo chưa bão hòa tổng hợp chuỗi dài, kể cả docosahexaenoic acid (DHA) và archidonic acid. Riêng DHA được xem là dưỡng chất rất tốt cho cơ thể trẻ nhỏ,  có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, giúp cho não trẻ phát triển tốt và làm tốt các chức năng vốn có, ngoài ra nó còn giúp cho cơ thể ổn định huyết áp, giảm mỡ máu (cholesterol, triglyceride). Với lợi ích như vậy, giới chuyên môn khuyến cáo phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 12 tháng, cho trẻ bú càng sớm càng tốt, không nên vì sức khỏe, vẻ đẹp bản thân hay vì công việc mà quên đi việc nuôi con bằng chính sữa của mình.

3. Chỉ cần stress nhẹ cũng có thể làm tăng huyết áp
Từ lâu các nhà khoa học đã tình nghi đến stress,  thủ phạm làm gia tăng rất nhiều bệnh mang tính thần kinh, trong đó có bệnh cao huyết áp, và mới đây bằng phương pháp đánh giá tự động có tên là kỹ thuật AA (Automatic Assessment) các nhà khoa học của Italia đã phát hiện thấy chỉ cần mắc stress nhẹ cũng có thể làm tăng huyết áp. Bằng kỹ thuật AA các nhà khoa học đã đánh giá được những tác động của stress lên hệ thống thần kinh tự động, đây là hệ thống gây tác động trực tiếp huyết áp của cơ thể, đến nhịp tim và một số chức năng khác của cơ thể. Để đánh giá mức độ stress, các nhà khoa học còn đo hàm lượng hormone cortisol cytokines có trong nước bọt và các protein do hệ thống miễn dịch tiết ra khi stress tăng cao. Trong số những người tham gia thử nghiệm có nhóm sinh viên, theo đó  trước kỳ thi, hàm lượng các chất trên tăng do tâm lý lo lắng và làm huyết áp tăng, nhưng khi nghỉ hè stress giảm nên huyết áp và nhịp tim cũng giảm theo. Với nghiên cứu này người ta đã tìm được nguyên lý hưởng ứng stress giảm huyết áp để tìm ra loại thuốc mới và khuyến cáo mọi người nên duy trì cuộc sống tinh thần thoải mái, sống vui, sống khỏe cũng là liều thuốc tốt để duy trì sức khỏe, trong đó có việc ổn định huyết áp.

4. Thuốc giảm đau cũng có thể làm tăng huyết áp
Theo thông tin đăng tải trên tạp chí y học Archieves of Internal Medicine của Mỹ số ra mới đây thì sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen (Advil) và Aaproxen (Aleve) có thể làm gia tăng bệnh cao huyết áp, nhất là ở phụ nữ. Ngoài ra, nhóm thuốc kháng viêm phi kháng nguyên (NSAID) cũng có thể gây phong bế quá trình sản xuất prostagladine, làm loãng máu nhưng chính sự có mặt của prostagladine lại làm hẹp thành mạch máu và dẫn đến huyết áp tăng lên. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu ở 80.000 người tuổi từ 31-50, ban đầu không mắc bệnh cao huyết áp, sử dụng thường xuyên Aspirin và Actaminophen, NSAID, riêng phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tăng tới 86% với thời lượng dùng thuốc 22 ngày/tháng so với nhóm người không dùng thuốc này.

5. Tỏi- liều thuốc chữa cao huyết áp tốt nhất
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Y khoa New York (Mỹ) ở trên chuột cho thấy hợp chất Allicine có trong tỏi có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp động mạch phổi, giúp máu lưu thông tới phổi thuận lợi, giúp nong rộng mạch máu, tuy nhiên nhược điểm của tỏi là để lại mùi vị khó chịu. Cao huyết áp động mạch phổi là căn bệnh nan y có tỷ lệ tử vong cao, nhưng qua nghiên cứu ở chuột cho thấy sau khi được dùng bột tỏi nghiền thì động mạch phổi của chúng nong rộng ra, máu lưu thông tốt hơn, chính lợi thế này mà ở nhiều nơi có thói quen ăn tỏi mỗi ngày như ở Trung Quốc, Nhật Bản thì tỷ lệ tử vong vì bệnh cao huyết áp, tim mạch rất thấp.

6. Hạn chế ăn thịt sẽ giảm bệnh cao huyết áp
Hạn chế ăn thịt là thông điệp được đăng tải trên tạp chí khoa học Khoa học nhật báo (SD) của Mỹ số ra gần đây dựa vào kết luận của 80 nghiên cứu khoa học khác nhau. Cũng theo những nghiên cứu này thì việc điều trị huyết áp dựa vào ăn uống được xem là phương pháp rẻ tiền, hiệu quả mọi người ai ai cũng có thể thực hiện được, trong đó hạn chế ăn thịt, tăng cường rau xanh, trái cây. Nhờ ăn uống khoa học nên mọi người có thể duy trì được mức huyết áp hợp lý, giảm được nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, đau tim và bệnh thận. Ngoài thực đơn ăn uống cân bằng khoa học, giảm thịt, nhất là thịt đỏ, tăng cường rau xanh hoa quả thì duy trì cuộc sống hoạt động cũng được xem là liều thuốc có tác dụng tốt để giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho con người.

Duy Hùng (Theo SD/MD- 11/10/2010)

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Đắk Lắk – Phú Yên: Chủ động chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính, Đắk Lắk và Phú Yên đang tiến hành công tác chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh. Hội nghị giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh được tổ chức tại Buôn Ma Thuột vào chiều 18/4 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình này.