Multimedia Đọc Báo in

Chườm khăn nóng giải quyết 10 vấn đề sức khỏe

14:42, 08/02/2011

Lâu nay, việc dùng khăn nóng để chườm là cách nhiều người hay dùng mỗi khi mệt mỏi hay sưng ở mắt. Tuy nhiên, chườm khăn nóng còn có rất nhiều tác dụng hữu ích khác nữa.

1. Giảm nhẹ mệt mỏi cho mắt: Dùng khăn ấm chườm mắt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu xung quanh vùng mắt, giảm bớt mệt mỏi cho mắt, giảm nhẹ chứng khô mắt và giúp khỏe não, sáng mắt.

2. Phòng chống điếc tai: Dùng khăn ấm chườm lên trên tai hoặc xoa nhẹ lên tai có thể cải thiện tuần hoàn máu vùng tai giúp phòng chống điếc tai, ù tai do thiếu máu gây ra.

3. Cải thiện đau đầu, chóng mặt: Dùng khăn nóng chườm ở gáy, mỗi lần khoảng vài phút  để kích thích huyệt vị sau não giúp cải thiện triệu chứng đau đầu ở một số người. Ngoài ra, việc chườm nóng ở gáy còn có thể nâng cao năng lực phản ứng và khả năng suy nghĩ.

4. Chữa bệnh đơ cổ: Cổ hơi bị cứng, bị đơ có thể dùng khăn ấm đắp lên chỗ cứng đồng thời phối hợp hoạt động phần cổ. Phần đầu chầm chậm nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng chuyển động theo hướng từ trước ra sau và từ phải qua trái.

 

Chườm nóng giúp vết thương giảm sưng tấy, bầm tím. Ảnh: TL

5. Phòng chống bệnh xương cổ: Khi có các triệu chứng bệnh xương cổ thời kỳ đầu như cổ đơ cứng, đau nhức hoặc sau khi bị lạnh thì xuất hiện đau nhức có thể chườm khăn ấm để cải thiện triệu chứng, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nhẹ co rút cơ bắp.

6. Giảm nhẹ đau nhức thắt lưng mãn tính: Khi đau nhức vùng thắt lưng dùng khăn nóng để chườm có thể giảm nhẹ triệu chứng cục bộ. Tuy nhiên, nếu bệnh tình nghiêm trọng thì phải kịp thời đưa đến bệnh viện khám.

7. Giảm nhẹ đau nhức phần mông: Phần cơ mông, thịt mông bị xơ cứng và kèm theo đau nhức, tê cứng thì chúng ta có thể nằm sấp dùng khăn ấm chườm lên phần bị đau nhức, có thể giảm nhẹ được cơn đau.

8. Chữa trị đau bụng kinh hoặc đau bụng do lạnh: Phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do bị lạnh có thể dùng khăn ấm chườm lên bụng, như thế sẽ có tác dụng hóa giải khí, máu tích tụ, giảm cơn đau.

9. Vết thương do ngã: Vận động viên sau khi bị thương, sây sát thì không nên lập tức chườm khăn nóng, chờ cho 2-3 ngày sau vết thương không chảy máu và không sưng phù, có thể dùng khăn ấm chườm lên chỗ đau sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng.

10. Thịt xơ cứng do tiêm: Dùng khăn ấm chườm lên chỗ vết kim tiêm bị xơ cứng, mỗi ngày khoảng 30 phút, vừa chườm vừa xoa nhẹ, như thế có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng bị xơ cứng, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ thuốc.

Lưu ý: Khi chườm khăn nóng,nên lựa chọn khăn sạch sẽ, ngâm khăn trong nước nóng ở nhiệt độ 40-45oC, sau khi vắt khô chườm lên chỗ bị đau nhức, khi tiếp xúc với da nên không có cảm giác đau nhức. Tốt nhất là đắp qua một tấm vải sạch để làm lớp đệm ở chỗ vết thương. Thông thường cứ 5 phút thay khăn một lần, tốt nhất là dùng 2 khăn thay thế cho nhau. Thời gian chườm cho mỗi lần là khoảng 15- 20 phút, mỗi ngày từ 3- 5 lần.

D.H (nguồn Dân trí)


Ý kiến bạn đọc