Multimedia Đọc Báo in

Cây gạo chữa được nhiều bệnh

18:10, 09/04/2011

Cây gạo Salmalia malabarica (còn gọi là cây Bông gạo) có tên chữ Hán: Mộc miên, Cổ bối, Quỳnh chi, Anh hùng thụ. Cây thân mộc, thuộc họ gạo (Bombacease) sống nhiều năm, cao tới hơn 15m, được trồng khá phổ biến để làm cảnh ở khắp nước ta, nhất là ở miền Bắc, biên giới Việt - Trung.

Hoa gạo nở rộ về cuối mùa xuân. Người ta thu hoạch hoa, phơi khô, hoặc sấy để sử dụng. Hoa gạo tính lương, vị ngọt, vào hai kinh: Tâm, Vị, có công năng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, cầm máu, chữa trị các bệnh: tiêu chảy, lỵ, băng huyết, sang độc, dao chém xuất huyết...

- Ở Campuchia dùng nhựa cây gạo (gôm gạo) hòa với nước để cầm máu và chữa lậu.
- Ở Indonesia dùng rễ gạo ép lấy nước chữa sốt.
- Ở Ấn Độ dùng nhựa (gôm) để tăng cường sinh dục.
- Ở Việt Nam nghiên cứu dùng hạt bông gạo làm tăng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh.

Bệnh viện Quân y 108 (Khoa Tiêu hóa và Huyết học) đã dùng hoa gạo chữa thiếu máu nhược sắc do rong kinh, đa kinh, sau mổ, chảy máu do viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cao lỏng 2/1 (1ml cao tương đương 2g hoa gạo). Dùng cho 75 bệnh nhân uống mỗi ngày 100ml cao lỏng hoa gạo từng đợt 30 ngày. Kết quả đạt 90% tăng cân, ăn ngủ tốt.

Chữa vết thương chảy máu: Hoa gạo rửa sạch, giã nát nhuyễn, đắp vào vết thương, băng sạch.
Chữa tiêu chảy: Hoa gạo một lượng vừa đủ, sao vàng, sắc uống. Ngày uống 20 - 30g.

Ho nhiều đàm nhiệt: Hoa gạo 15g, rau diếp cá 15g, tang bạc bì 19g, sắc uống.

Phạm Thành Nghi (Sưu tầm)

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.