Multimedia Đọc Báo in

14/15 huyện, thị xã, thành phố đã có ca bệnh tay, chân, miệng

16:09, 26/07/2011

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến hết ngày 25-7, toàn tỉnh đã ghi nhận 176 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng (TCM), trong đó có 1 trường hợp tử vong. Đặc biệt, trong 10 ngày gần đây, số ca bệnh tăng đột biến với 136 trường hợp (tăng gần 3,5 lần so với nửa đầu tháng 7). Thành phố Buôn Ma Thuột vẫn là địa phương có số ca TCM nhiều nhất (64 trường hợp), tiếp đến là Krông Buk (49 trường hợp), Lak (18 trường hợp), Cư Kuin (10 trường hợp)… Đáng chú ý là bệnh TCM đã lây lan trên diện rộng, xuất hiện tại 14 trong tổng số 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (chỉ còn huyện M’Drak chưa ghi nhận trường hợp mắc TCM). Hiện tại đã có 4 huyện, thành phố xuất hiện ổ dịch TCM tại 7 xã, phường, gồm các huyện Lak (xã Krông Nô, xã Buôn Tría), Krông Năng (xã Ea Puk), Krông Buk (xã Cư Né) và TP. Buôn Ma Thuột (xã Hòa Thắng, phường Ea Tam và Trường Mầm non Quốc tế).

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh dự báo, trong thời gian tới, bệnh TCM sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là trong thời gian cao điểm của bệnh TCM (từ tháng 9 đến tháng 12). Để đối phó với bệnh TCM, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành phun hóa chất sát khuẩn, khử trùng tại những nơi có dịch; tiến hành tập huấn cho cán bộ y tế từ tỉnh đến xã và cộng tác viên y tế thôn buôn về bệnh TCM; thông báo tình hình dịch bệnh cho tất cả các trường mầm non, điểm nuôi dạy trẻ trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn giáo viên phương pháp phòng chống, phát hiện bệnh, xử lý môi trường, cách ly bệnh; đồng thời, có công văn gửi Sở Giáo dục- Đào tạo, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường tham gia cùng ngành y tế trong công tác  khống chế dịch bệnh tại địa phương.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.