Multimedia Đọc Báo in

Những việc không nên làm cho bé trong mùa hè

08:16, 02/07/2012

Thời tiết nóng nực của mùa hè khiến trẻ dễ mắc một số chứng bệnh như rôm, sảy, tiêu chảy... Chính vì thế, nhiều phụ huynh đã cố tìm mọi cách để trẻ được thoải mái. Tuy nhiên, để giúp bé thực sự khỏe mạnh trong ngày hè, phụ huynh cần lưu ý một số việc không nên làm.

Không nên cạo đầu trọc cho bé

Mùa hè, thời tiết rất oi bức và khó chịu, nhiều bậc phụ huynh đã cắt tóc ngắn, thậm chí một số bậc phụ huynh còn cạo trọc đầu cho bé trai để bé thoải mái, mát mẻ và đỡ bị rôm sảy hơn. Trên thực tế, các chuyên gia y tế cho rằng, da đầu là bộ phận hấp thu và bài tiết nhiệt cho cơ thể nên khi hè đến không nên để tóc bé quá dài, nhưng cũng không nên cắt tóc cho bé quá ngắn hay cạo đầu trọc, bởi lẽ, tóc giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh nắng mặt trời. Cạo trọc khiến da đầu của trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị cháy nắng, ánh nắng chiếu vào khiến da đầu của trẻ bị mẫn cảm, ngứa và khó chịu. Hơn nữa, do tiếp xúc trực tiếp với muối có trong mồ hôi nên da đầu của trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Hơn nữa tóc đóng vai trò như chiếc ô che nắng, có thể che ánh nắng gay gắt của mùa hè, giúp da đầu tránh bị kích thích từ mặt trời, bảo vệ cho da đầu khỏe mạnh. Bên cạnh đó, tóc cũng giúp quá trình tản nhiệt và có chức năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.

Không nên cai sữa bé

Mùa hè, đặc biệt là vào khoảng tháng 7, tháng 8 thời tiết nóng nực nhất làm cho bé chán ăn, hơn nữa nhiệt độ cao cũng làm tăng nguy cơ thức ăn dễ bị ôi thiu do các vi khuẩn tương đối nhiều, xuất hiện một số triệu chứng bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng thích hợp cho sự hoạt động của các loại ruồi muỗi, làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm trong đường ruột, gây ra chứng tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mùa hè không nên cai sữa cho trẻ vì trong sữa có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là các kháng thể mà bất kỳ loại thực phẩm nào cũng không thể so sánh được.

aaa
Lấy ráy tai cho bé thường xuyên không có lợi cho sức khỏe của bé. Ảnh: TL

Không nên thường xuyên lấy ráy tai cho bé

Mùa hè làm cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi, các loại khuẩn gây hại có điều kiện phát triển trong môi trường nhiệt độ cao, nếu các bậc phụ huynh thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ, không may tạo cơ hội cho các khuẩn gây hại xâm nhập, gây viêm nhiễm tai ngoài. Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên vệ sinh tai bé nửa năm một lần là thích hợp nhất.

Ngoài ra, vào mùa hè có rất nhiều các loại côn trùng nhỏ đặc biệt là muỗi, kiến hay gián… chúng rất dễ bay vào tai bé, những loại côn trùng này sẽ cho bé cảm giác hết sức khó chịu vì âm thanh chúng gây ra và gây ra đau nhức tai. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh không nên dùng bất cứ vật gì vào tai bé để lấy chúng ra mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng gắp chúng ra ngoài. Trong trường hợp tự thực hiện ở nhà, các bậc phụ huynh chỉ nên dùng cồn hoặc nước sôi để nguội nhỏ vài giọt vào bên trong tai bé cho côn trùng trôi ra ngoài, tốt nhất là nên sử dụng còn vì cồn có tác dụng sát khuẩn, tránh làm tai bé bị nhiễm khuẩn.

Không dùng kem chống nắng của người lớn để thoa lên da bé

Mùa hè khi đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, có thể cho bé đội mũ che nắng hoặc dùng dù che nắng; ngoài ra cũng có thể dùng các loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em nhưng tuyệt đối không nên dùng kem chống nắng của người lớn để thoa cho bé vì da bé còn non nớt dễ bị ảnh hưởng bởi các thành phần có trong kem chống nắng dành cho người lớn. Nếu thoa kem chống nắng cho trẻ nên thoa trước khoảng nửa tiếng đồng hồ là tốt nhất và phải thoa trên da khô ráo, sạch sẽ để phát huy được tác dụng.

K.O (nguồn SK&ĐS)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.