Multimedia Đọc Báo in

5,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường

08:27, 04/04/2013

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn so với thế giới.

Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta hiện chiếm 5,7% dân số. Đây là số liệu điều tra mới nhất mà Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa thực hiện và lần đầu tiên công bố.

Cuộc điều tra được Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012 tại 6 vùng sinh thái trong cả nước, gồm miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta chiếm 5,7% dân số. Trong đó, Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất với 7,2% dân số và thấp nhất là khu vực Tây Nguyên với 3,8% dân số. Tỷ lệ nữ giới mắc đái tháo đường nhiều hơn nam giới gần 5%. Người trên 45 tuổi, người có vòng eo lớn và trong gia đình từng có người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn từ 2 đến 5 lần so với người bình thường.

Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện là 63,6%, trong đó Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất chiếm 72,1%. Tỷ lệ này trên thế giới là 50%.

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn hẳn so với thế giới. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo đường.

K.O (nguồn VOV)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.