Multimedia Đọc Báo in

Ngộ độc thực phẩm dịp đầu năm giảm mạnh

10:23, 03/04/2013

Ngày 2-4, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết, tình hình ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 vừa qua đã giảm cả về số vụ, số mắc, số đi viện và không có trường hợp tử vong.

Tính đến ngày 28-3-2013, toàn quốc ghi nhận có 17 vụ ngộ độc thực phẩm với 548 người mắc, 427 người đi viện. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ ngộ độc giảm 7 vụ, số người mắc giảm 156 người, số người đi viện giảm 141 người.

Phó Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong cho hay, Quý I năm 2013 là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm như bánh kẹo, rượu, đồ uống… tăng cao so với ngày thường. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng nhiều khiến các loại thực phẩm dễ bị nấm mốc, gây ngộ độc; tình hình buôn lậu biên giới diễn biến phức tạp (như gà thải loại, bánh kẹo, thực phẩm khô, phụ gia thực phẩm…). Tuy vậy, tình hình ngộ độc thực phẩm đã được kiểm soát khá tốt và giảm đáng kể số vụ ngộ độc, người mắc.

Để huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền địa phương, các bộ, cơ quan tích cực phòng chống ngộ độc thức ăn, dịch bệnh do ăn uống và lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 (từ 15-4 đến 15-5-2013) với chủ đề “An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”. Mục tiêu của Tháng hành động là trên 80% chủ doanh nghiệp có bếp ăn tập thể đông người ký cam kết chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động. Giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể trong thời gian diễn ra Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm so với cùng kỳ năm 2012…

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tổ chức 8 đoàn thanh kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra tại 24 tỉnh thành phố trên cả nước.

K.O (nguồn SK&ĐS)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.