Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh đã có gần 9.500 đối tượng được tiêm phòng với vắc xin Quinvaxem

17:29, 16/11/2013

Kể từ thời điểm bắt đầu tiêm trở lại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (đầu tháng 11) đến ngày 14-11, toàn tỉnh đã có 12 huyện, thị xã, thành phố triển khai tiêm loại vắc xin này.

Các địa phương nói trên gồm: TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Krông Pak, Krông Buk, Krông Ana, Krông Năng, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea Súp, Ea Kar, Ea H’leo, M'Drak. 3 huyện còn lại là Lak, Krông Bông và Buôn Đôn sẽ triển khai trong những ngày tới.

Theo thống kê của ngành Y tế, tổng số đối tượng cần tiêm vắc xin Quinvaxem trong tháng 11-2013 của tỉnh là 26.779 trường hợp, trong đó tiêm mũi 1 là 15.414 đối tượng; mũi 2 là 6.067 đối tượng và mũi 3 là 5.928 đối tượng. Tính đến ngày 14-11 đã có 9.450 trẻ trên địa bàn được tiêm phòng bằng vắc xin Quinvaxem. Cũng trong thời gian này, toàn tỉnh ghi nhận 47 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, nhưng chủ yếu là các phản ứng thông thường (sốt cao, trẻ quấy khóc, sưng, đau tại vị trí tiêm…) và chỉ ghi nhận 1 trường hợp tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana có phản ứng nặng với vắc xin (tím tái) phải nhập viện.

Được biết, để bảo đảm an toàn tiêm chủng cho trẻ, hiện nay tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn đều tuân thủ quy định tiêm 50 đối tượng trong mỗi buổi tiêm và thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn.

Dưới đây là một số hình ảnh về ngày đầu tiên triển khai tiêm trở lại vắc xin Quinvaxem tại điểm tiêm chủng Trạm Y tế phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột):

a
Mới đầu giờ sáng nhưng đã có rất đông người dân đưa trẻ đến tiêm vắc xin.

 

a
Bác sĩ Nguyễn Thị Hưởng, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Tự An tư vấn cho mẹ và khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm.

 

a
Cán bộ Y tế tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ.

 

a
Các trẻ được theo dõi 30 phút sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại trạm y tế.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.