Multimedia Đọc Báo in

Ngành Y tế thực hiện phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại vùng nguy cơ cao

14:36, 07/01/2014

Nhằm giảm số mắc và tử vong do sốt xuất huyết, khống chế không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, một trong những giải pháp chuyên môn sẽ được ngành Y tế tăng cường trong năm 2014 là phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại vùng nguy cơ cao.

Trẻ bị sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Trẻ bị sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Cùng với đó, ngành cũng sẽ tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, loại trừ bọ gậy tại các vùng nguy cơ sốt xuất huyết; tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế về công tác phòng chống dịch, chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết; thành lập, củng cố đội cơ động chống dịch ở các tuyến và diễn tập định kỳ để tăng khả năng điều tra, xử lý dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến để đáp ứng công tác điều trị nhằm hạn chế tối đa trường hợp tử vong do dịch bệnh…

Được biết, năm 2013 toàn tỉnh ghi nhận gần 5.000 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 4,5 lần và kéo dài hơn so với năm 2012. Điểm đáng lưu ý, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao tại một số xã trước đây không phải là vùng trọng điểm về sốt xuất huyết của tỉnh. Trong năm, mặc dù ngành Y tế đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như phun hóa chất, vệ sinh môi trường, thả cá vào dụng cụ chứa nước diệt bọ gậy…, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do việc loại trừ bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình không được thực hiện thường xuyên; đồng thời, thói quen tích trữ nước dài ngày sử dụng cho sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.